Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 04/03/2015 19:04 (GMT+7)

Về đánh giá và tài trợ cho nghiên cứu trong Khoa học cơ bản

Nhiều người có ấn tượng rằng, kinh phí đầu tư cho Khoa học cơ bản nhiều mà lại không có hiệu quả. Thực tế, Khoa học cơ bản là lĩnh vực mà sản phẩm thường mơ hồ, không có tác động tức thì vào đời sống xã hội như các sản phẩm về công nghệ, khiến có người thậm chí cho rằng đầu tư vào Khoa học cơ bản giống như “ném tiền qua cửa sổ”. Tuy nhiên tác động của khoa học cơ bản là tác động lâu dài, tác động của nó vào sự phát triển của Khoa học & Công nghệ cũng giống như tác động của Giáo dục vào sự phát triển Kinh tế-Xã hội. Chẳng hạn, những giảng viên đại học làm nghiên cứu sẽ có chất lượng giảng dạy và đào tạo tốt hơn. Không chỉ những kiến thức sâu sắc, mà cả phương pháp tư duy khoa học, tinh thần khoa học của họ cũng sẽ được truyền sang sinh viên, những người sẽ trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp phát triển KH&CN. 

Hai vấn đề quan trọng trong Khoa học cơ bản, trong khuôn khổ kế hoạch tái cơ cấu nền KH&CN, là đánh giá nghiên cứu và tài trợ nghiên cứu. Đây là hai công việc mà chúng ta làm chưa tốt. Tình trạng này càng kéo dài thì càng cản trở sự phát triển của khoa học.

Một nội dung quan trọng trong việc tái cấu trúc khoa học theo tôi là tái cấu trúc về tư duy quản lý: “tài trợ cho khoa học chứ không phải khoán sản phẩm cho khoa học”.  

Vừa qua, Bộ KH&CN đã có một bước tiến quan trọng là thực hiện hỗ trợ phát triển Khoa học cơ bản nói riêng và KH&CN nói chung thông qua "Cơ chế Quỹ". Mặc dù kinh phí tài trợ cho Khoa học cơ bản còn nhỏ hơn so với tài trợ cho các lĩnh vực khác của KH&CN, thì cũng phải nhìn nhận rằng, trong thời gian gần đây, chúng ta cũng đang tăng một cách đáng kể nguồn kinh phí này. Việc tăng kinh phí có làm cho Khoa học cơ bản đi lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có cách đánh giá đúng các sản phẩm nghiên cứu hay không. Nếu đánh giá đúng được chất lượng của các sản phẩm nghiên cứu thì mới hỗ trợ và thúc đẩy Khoa học cơ bản phát triển được, nếu đánh giá sai, không những chúng ta không thể thúc đẩy Khoa học cơ bản mà còn có thể cản trở sự phát triển của nó.

Về cơ chế đánh giá, có một nguyên tắc chung là chúng ta không thể tự đánh giá mình. Nhìn ra thế giới cũng không quốc gia nào làm như vậy. Khi cần thẩm định một sản phẩm nghiên cứu nào đó, họ thường mời những nhà khoa học quốc tế có uy tín nhận xét. Chúng ta không thể bào chữa là “tôi làm nghiên cứu này ở Việt Nam, ở nước ngoài chẳng ai hiểu về tôi cả” để biện bạch cho lý do không thể mời được chuyên gia nước ngoài đánh giá sản phẩm nghiên cứu của mình. Về bản chất, khi chúng ta nói đến đánh giá thì hội đồng đánh giá phải đảm bảo yếu tố khách quan, ngoài những yếu tố tất yếu như năng lực, sự phù hợp chuyên môn.

Trong thời gian qua chúng ta đã dựa vào một số “chuẩn quốc tế” để đánh giá nghiên cứu, ví dụ như tiêu chí “Công bố ISI”. Lúc đầu, việc áp dụng những chuẩn này đã đem lại hiệu quả tích cực, bởi qua đó chúng ta gạt bỏ được những sản phẩm dở, những sản phẩm không đạt yêu cầu mà trước đây dù muốn chúng ta vẫn chưa có cách nào để thực hiện. Tuy nhiên chúng ta không nên tự dừng tại đây vì gạt bỏ cái dở mới là bước đầu, về lâu dài cần phải thúc đẩy cái tốt và coi đó là mục đích cuối cùng thông qua việc đánh giá khách quan, chính xác.

Cách quản lý hiện nay, thậm chí chi ly tới tận “ngày sinh tháng đẻ” của mỗi công bố khoa học, thực sự đang quan liêu hóa cả quá trình nghiên cứu khoa học, tước đi tự do của các nhà khoa học, và thật sự là phản khoa học.

Trong nghiên cứu Khoa học cơ bản, dù tất cả đề tài đều có dạng sản phẩm giống nhau - dưới dạng các công bố khoa học,  nhưng cũng có sản phẩm quan trọng hơn, có ý nghĩa đóng góp hơn so với những sản phẩm khác. Bởi vậy việc đánh giá cần được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng. Đặc biệt không thể chạy theo số lượng, nhà khoa học nào có nhiều công bố khoa học hơn là xuất sắc hơn. Kết quả nghiên cứu khoa học không phải là sản phẩm để bán. Vì vậy một nội dung quan trọng trong việc tái cấu trúc khoa học theo tôi là tái cấu trúc về tư duy quản lý: “tài trợ cho khoa học chứ không phải khoán sản phẩm cho khoa học”.  

Mục đích của Nhà nước là tài trợ/hỗ trợ cho khoa học chứ không phải là nơi thực hiện “khoán sản phẩm” như cách chúng ta vẫn đang dùng để mô tả hoạt động của nó. Chẳng hạn, tại Điều 3.1.a), Nghị định 23/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN QG, đã ghi rõ “Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản” là “đối tượng tài trợ của Quỹ”. Ngoài ra trong toàn bộ Nghị định này không hề nhắc tới từ “khoán”. Việc dùng cụm từ “khoán sản phẩm” vốn chỉ là việc sử dụng uyển ngữ, nhưng khi dùng lâu quen rồi, chúng ta lại tưởng nó là… thật, và việc hỗ trợ kinh phí này đã trở thành việc bỏ tiền ra “mua” sản phẩm nghiên cứu khoa học. Ví dụ,  Quỹ bỏ ra một khoản tài trợ một tỷ đồng với điều kiện sau hai năm phải có vài ba công bố để nghiệm thu. Trong khi đó, khoa học là một quá trình liên tục không thể bị chặt khúc thành những đề tài, phân tách ra chỉ để phục vụ khâu nghiệm thu, thanh toán. Cách quản lý hiện nay, thậm chí chi ly tới tận “ngày sinh tháng đẻ” của mỗi công bố khoa học, thực sự đang quan liêu hóa cả quá trình nghiên cứu khoa học, tước đi tự do của các nhà khoa học, và thật sự là phản khoa học.

Việc quyết định tài trợ một đề tài phải dựa trên  cơ sở ý nghĩa khoa học của đề tài và tính khả thi của đề tài dựa trên năng lực khoa học của những người thực hiện.

Nguyên lý tài trợ cho khoa học là phải có rủi ro. Về nguyên tắc, người ta sẽ tài trợ cho những đề tài có ý nghĩa khoa học, được đề xuất và thực hiện bởi những nhà khoa học có năng lực phù hợp với nội dung đề tài. Vì thế, theo thông lệ, việc thẩm định và xét duyệt đề tài là quan trọng nhất chứ không phải khâu nghiệm thu. Thực tế, không có khái niệm nghiệm thu theo nghĩa của từ này trong các lĩnh vực Xây dựng, Giao thông. Tất nhiên, người ta cũng cần đánh giá mức độ thành công của mỗi đề tài đã nhận tài trợ, nhưng các thông tin về đánh giá sẽ dùng làm cơ sở cho những lần xét tài trợ sau đó.

Tóm lại, cần phải có cơ chế đánh giá căn bản hơn, dựa trên yếu tố con người, trong đánh giá khoa học. Các tiêu chí mang tính thống kê như “chỉ số ảnh hưởng”, phân loại tạp chí, chỉ nên được sử dụng với mục đích tham khảo. Các hội đồng đánh giá, chuyên gia phản biện đảm bảo yếu tố trình độ, trung thực, công bằng, khách quan mới là cơ sở cốt yếu của việc đánh giá. Việc quyết định tài trợ một đề tài phải dựa trên cơ sở ý nghĩa khoa học của đề tài và tính khả thi của đề tài dựa trên năng lực khoa học của những người thực hiện. Và cuối cùng, tài trợ nghiên cứu khoa học không phải là trả tiền “mua” các sản phẩm khoa học dưới dạng các công bố, mà là... tài trợ.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới