Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/07/2005 14:20 (GMT+7)

Vẫn nặng tư tưởng “chức” và “danh”

- Cần tăng số điểm công trình khoa học để xét các chức danh tương ứng.


- Nên giải thể các hội đồng chức danh GS cấp cơ sở, bãi bỏ cơ chế bỏ phiếu kín.


Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng nho giáo vẫn ảnh hưởng trong tư duy của nhiều người, kể cả một số vị lãnh đạo ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Họ chỉ chú trọng các chức danh mà thực tế chỉ là các chức danh hão do "mua bán" mà có. Trong khi đó, lao động khoa học thực sự và chân chính (thể hiện qua học vị đạt được và qua sự bền bỉ, miệt mài và chịu khó nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nhiều năm để có bề dày và liên tục công bố nhiều các công trình) lại không được chú trọng. Bởi thế, sau khi được phong các chức danh tương ứng giáo sư hoặc phó giáo sư, đội ngũ các GS và PGS của nước ta nhiều năm qua có hai loại.


Thứ nhất, một nửa trong số này (chủ yếu là các cán bộ giảng dạy hoặc các cán bộ NCKH tại các trường đại học và các viện) tiếp tục làm khoa học thực sự, góp phần đắc lực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nền khoa học của nước nhà. Thứ hai, nửa còn lại (chủ yếu là các quan chức làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc trong các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp, v.v...) không tiếp tục làm khoa học nữa. Vì nhiều lý do, họ mải mê mưu sinh, cốt chạy xong các chức danh tương ứng để "trang điểm", thêm "mác, mỏ, gân, đai" nhằm giải quyết khâu oai với bạn bè, đồng nghiệp và thiên hạ, v.v...


Cải cách mạnh hơn nữa


Để khắc phục thực trạng yếu kém trong bộ phận không nhỏ của đội ngũ GS và PGS, các chế độ, chính sách đối với đội ngũ này cần đáp ứng bốn tiêu chí cơ bản. Đó là chặt chẽ, hợp lý, công bằng (thưởng phạt nghiêm minh, tránh so bì, tị nạnh), và khả thi (phù hợp với các điều kiện thực tiễn về kinh tế, xã hội của đất nước).


Về điểm công trình, GS và PGS phải thực sự xứng đáng để mọi người tâm phục, khẩu phục. Vì thế điểm công trình phải quan trọng nhất. Cần tăng số điểm công trình để xét các chức danh tương ứng. Chẳng hạn, để ứng viên được công nhận chức danh GS, cán bộ giảng dạy phải được 30 điểm, không phải cán bộ giảng dạy phải đạt 60 điểm, chứ không phải tương ứng 6 điểm và 12 điểm như hiện nay. Riêng tiến sỹ khoa học (TSKH) được đặc cách xét ngay GS nếu đủ điều kiện mà không phải qua công nhận PGS.


Trong điểm công trình, phải có ít nhất 2/3 số điểm từ các công bố trong sách chuyên khảo, giáo trình, và các nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học tương ứng với chuyên ngành của ứng viên. Không nên quy định cái gọi là tạp chí khoa học "có uy tín" vì "có uy tín" là phạm trù dễ bị lạm dụng cho ý đồ riêng tư. Còn việc chủ trì hay tham gia các đề tài NCKH các cấp chỉ nên coi là điều kiện cần để khuyến khích, ưu tiên thêm, chứ không phải là điều kiện đủ. Vì đã là GS và PGS, phải có nhiều công trình NCKH được đăng tải trên các sách báo chuyên ngành.


Về cơ chế, thủ tục công nhận chức danh, nên giải thể các hội đồng chức danh GS cấp cơ sở, bãi bỏ cơ chế bỏ phiếu kín. Bỏ phiếu kín thường theo cảm tính, không đảm bảo tính khách quan. Đã là khoa học, phải khách quan, công khai, và thẳng thắn. Mặt khác, các hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành phải thuộc chính các cơ sở đào tạo và các viện tương ứng. Nếu không đủ số lượng thành viên, được phép mời các nhà khoa học bên ngoài cơ sở đào tạo hoặc viện có cùng chuyên ngành, chứ không nên có hệ thống riêng như hiện nay, không thuộc cơ quan chủ quản nào. Hơn nữa, cần tăng số thành viên hội đồng chức danh ngành (liên ngành) sao cho mỗi hội đồng phải có ít nhất 3- 5 thành viên có cùng chuyên ngành hẹp tương ứng với các ứng viên. Yêu cầu đó nhằm đảm bảo đủ người thẩm định hồ sơ và đánh giá chính xác, khách quan công trình được tính điểm.


Và nếu điều kiện về điểm công trình đủ để được công nhận chức danh tương ứng và ứng viên không bị ràng buộc bởi những điều kiện khác như đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị kỷ luật hoặc vi phạm điều cấm đối với công chức, v.v..., các hội đồng chức danh ngành (liên ngành) gửi ngay hồ sơ của ứng viên lên hội đồng cấp nhà nước để xem xét lần cuối và ra quyết định công nhận chức danh tương ứng.


Về chế độ, chính sách, độ tuổi nghỉ hưu, cần có sự phân biệt rõ ranh giới giữa các đối tượng là GS, PGS và TSKH chứ không nên nhập nhằng làm một như hiện nay. Cần quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, GS và TSKH (có thể cả chuyên gia cao cấp nữa) là 70 tuổi, PGS là 65 tuổi. Tiền lương cũng cần phân biệt ranh giới giữa các đối tượng. Quy định sao cho các mức lương của họ ít nhất cũng phải tương ứng với mức lương của các chức vụ trưởng và vụ phó trong các cơ quan công quyền.

Chế độ tiền hỗ trợ nghiên cứu nên được tính thêm vào lương để góp phần tăng cường năng lực lao động khoa học và khuyến khích nghiên cứu. Đây là chế độ khuyến khích rất hiệu quả nên phải quy định sao cho chặt chẽ, có chế tài thưởng phạt rõ ràng. Cụ thể, ai muốn hưởng quyền lợi, trước hết phải hoàn thành nghĩa vụ. Cần quy định nghĩa vụ khoa học hàng năm của các nhà khoa học là phải công bố các công trình theo các định mực cụ thể như GS phải có 12 công trình/năm, TSKH 10 công trình/năm, PGS 08 công trình/năm, tiến sĩ 06 công trình/năm, thạc sĩ 04 công trình/năm. Mỗi công trình công bố có thể được nhận một khoản hỗ trợ NCKH 40 USD.


Chế tài khen thưởng và chế tài xử phạt


Trên cơ sở nghĩa vụ khoa học hàng năm này, nếu trong năm ai hoàn thành đầy đủ sẽ được hưởng chế tài khen thưởng, được nhà nước cấp tiền hỗ trợ NCKH hàng tháng theo các mức cụ thể tương ứng với 5 đối tượng có học hàm, học vị. Chẳng hạn GS được nhận 480 USD/tháng, TSKH nhận 400 USD/tháng, PGS 320 USD/tháng, tiến sĩ 240 USD/tháng, thạc sĩ 160 USD/tháng.


Còn nếu trong năm đó và ba, bốn hoặc năm năm tiếp theo những ai không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ khoa học hàng năm phải chịu chế tài xử phạt theo các mức cụ thể tương ứng. Chẳng hạn, năm thứ nhất bị trừ 3 tháng tiền hỗ trợ NCKH (chỉ còn được nhận tiền của 9 tháng trong năm), năm thứ hai chỉ nhận 6 tháng tiền hỗ trợ NCKH, năm thứ ba chỉ được nhận 3 tháng, năm thứ tư không được nhận nữa. Và năm thứ năm đưa ra xem xét để tước các chức danh (đối với GS và PGS), hạ bậc lương và miễn nhiễm các chức vụ (đối với TSKH, TS và Th.S). Một nhà khoa học mà năm năm liên tục không hoàn thành nghĩa vụ khoa học của mình khó có thể chấp nhận được (nói sẽ không ai nghe và mọi người sẽ không tâm phục, khẩu phục).

Nguồn: NetNam   12/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…