Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 27/11/2014 17:10 (GMT+7)

Vận động xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước

Liên minh Nước sạch được thành lập tháng 10/2013, từ sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR, thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam) và một số tổ chức, nằm dưới chương trình hỗ trợ liên minh vận động chính sách của Oxfam.

Mạng lưới hoạt động của Liên minh bao gồm các tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) – với vai trò là tổ chức điều phối và các tổ chức thành viên khác: Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (CECOD), Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNPC), Đại học Tây Bắc, Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh, Tạp chí Môi trường và Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị, các nhà khoa học, các chuyên gia môi trường và các nhà làm luật.  

CECR với vai trò là cơ quan điều phối, có nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp và kết nối các thành viên triển khai các hoạt động, nhằm phát huy tối đa khả năng của các bên và chuyển tải được các khuyến nghị, cũng như thông điệp của Liên minh tới các cơ quan quản lý, cơ quan lập pháp và cộng đồng.

Mục tiêu tổng thể của Liên minh là: Bảo vệ nguồn tài nguyên nước trước ô nhiễm công nghiệp và các nguồn ô nhiễm khác, đảm bảo cho sự tiếp cận nước an toàn các hoạt động kinh tế và dân sinh.

Cụ thể, Liên minh sẽ thúc đẩy kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm nước với sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; xây dựng cơ sở pháp lý, khoa học cho việc hoàn thiện khung pháp lý hiện hành KSONN và xây dựng Luật KSONN; nâng cao năng lực cho các thành viên nhằm sẵn sàng hành động về các vấn đề kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm nước.

Để đạt được các mục tiêu này, Liên mình sẽ tổ chức n ghiên cứu, rà soát và phân tích các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến KSONN, các kinh nghiệm và chính sách của các nước về kiểm soát và ngăn ngừa ONN.

Bên cạnh đó, Liên minh sẽ tổ chức điều tra thực tế về các khía cạnh liên quan tới ONN và KSONN tại những thủy vực điển hình bị ô nhiễm trong cả nước (suối Bưng Cù – Đồng Nai, sông Cầu Lương – Hưng Yên, hồ Hà Nội…..) nhằm đánh giá những tác động của ô nhiễm nước tới sức khỏe, kinh tế của cộng đồng nơi đây, và xác định những bất cập trong quản lý, thể chế chính sách, kỹ thuật, xã hội, trách nhiệm của các bên, đồng thời xây dựng các mô hình cộng đồng giám sát ô nhiễm nước điển hình.

Trên cơ sở các nghiên cứu, Liên minh sẽ tổ chức truyền thông về các kết quả nghiên cứu, các thông điệp tại hội thảo, diễn đàn và các phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời vận động chính sách thông qua các kênh hiện có của các thành viên nhằm phản ánh trung thực hiện trạng về ô nhiễm nước với các nhà lập pháp và đề xuất các khuyến nghị mang tính khoa học cao và khả thi.

Vừa qua, Liên minh đã phối hợp tổ chức một loạt hội thảo tư vấn chính sách. Tại hội thảo “Ô nhiễm nước và các ảnh hưởng sức khỏe – kinh tế: Góc nhìn chính sách” do Liên minh Nước sạch, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đồng tổ chức, các báo cáo tại hội thảo cho thấy  tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, và đang tác động tới sức khỏe cũng như kinh tế của Việt Nam, trong khi khung pháp lý về kiểm soát ô nhiễm nước (KSONN) tồn tại nhiều bất cập, chồng chéo nhau, do đó việc thực thi KSONN gặp nhiều khó khăn. Do đó việc xây dựng một luật riêng về KSONN là rất cần thiết.

Tham dự hội thảo là các đại biểu quốc hội đến Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật, đại diện đại biểu quốc hội tỉnh Cà Mau, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, bộ Y tế, các viện và các trường đại học.

Các ý kiến thảo luận đều thống nhất rằng để xây dựng được Luật KSONN cần phải có một lộ trình bài bản và cụ thể. Ở giai đoạn này nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng Luật sẽ tập trung vào các hoạt động như: Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước nhằm phát hiện những vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan kiểm soát ô nhiễm nước; khảo sát thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm Nước đã ban hành trong thời gian qua; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng, ban hành và thực thi văn bản pháp luật liên quan kiểm soát ô nhiễm nước; đề xuất chương trình Luật KSONN vào Chương trình nghị sự Quốc hội trong nhiệm kỳ tới đặc biệt sẽ tổ chúc nghiên cứu và soạn thảo Dự thảo Luật trình cơ quan có thẩm quyền.

Lộ trình xây dựng Luật KSONN đã nhận được sự ủng hộ và đồng hành của đại diện lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng cục Môi trường.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.