Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 16/11/2020 21:56 (GMT+7)

Vài nét về chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được trao bởi tổ chức Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á - AFEO (the ASEAN Federation of Engineering Organizations). AFEO được chính thức thành lập ngày 01/8/1982 tại Indonesia. Hàng năm AFEO tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên (CAFEO) theo chế độ luân phiên, mỗi năm tổ chức tại một quốc gia. Cùng với nội dung Hội nghị theo chủ đề được lựa chọn còn có các hoạt động như: Họp Ban chấp hành AFEO, họp Ban chấp hành Ủy ban đăng bạ kỹ sư ASEAN (ASEAN Engineering Register - AER). Tham gia CAFEO thường có 300 - 400 đại biểu đến từ 10 nước ASEAN và các nước Nhật, Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ, Trung Quốc….Từ năm 1998, AFEO bắt đầu nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu tiên phong là tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch kỹ sư trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), với sự hình thành của Đăng bạ Kỹ sư ASEAN (AER).

Chủ tịch Vusta Đặng Vũ Minh trao chứng chỉ Kỹ sư ASEAN cho 15 kỹ sư thuộc EVN năm 2019 

Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của Việt Nam (Vietnam ASEAN Engineering Register Commission – VAERC) thuộc VUSTA là một trong những tổ chức lớn nhất tập hợp hơn 3 triệu trí thức trong nước và gần 500.000 trí thức người Việt ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Thành viên của VUSTA hiện có 77 hội khoa học và kỹ thuật ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố và gần 500 trung tâm, viện nghiên cứu.

Từ năm 1998, VUSTA đại diện cho Việt Nam tham gia AFEO. Tháng 10/2004 đã có 19 kỹ sư Việt Nam lần đầu tiên được đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. Năm 2006, Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của Việt Nam (VAERC) chính  thức thành lập dưới sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương VUSTA và đến năm 2015 đã có gần 190 kỹ sư Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, đường thủy, tư vấn khoa học công nghệ, hàng không, được đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. Hàng năm, VUSTA đều tổ chức các đoàn đại biểu tham dự CAFEO nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các kỹ sư trong và ngoài khu vực.

Mục đích của đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ kỹ sư ASEAN trong và ngoài khối; bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các kỹ sư; thúc đẩy sự hình thành và thực hành chuyên nghiệp lên tiêu chuẩn cao hơn và thường xuyên kiểm tra lại; tăng cường mối quan hệ văn hóa và năng lực giữa các thành viên kỹ sư trong ASEAN; nâng cao sự giàu có của các nước ASEAN; cung cấp đầy đủ dữ liệu liên quan đến quá trình phát triển nghề nghiệp của kỹ sư vì lợi ích của nhà tuyển dụng tiềm năng; khuyến khích việc cập nhật liên tục về chất lượng của các kỹ sư bằng cách thiết lập, giám sát và rà soát tiêu chuẩn.

Để theo đuổi những mục tiêu trên, AFEO và VAERC sẽ luôn duy trì việc đăng bạ kỹ sư với từng cá nhân, do đó các cá nhân có thể được nhận chứng nhận đăng bạ miễn là các kỹ sư đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu theo quy định.

PV.

Xem Thêm

VAA triển khai đào tạo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Ngày 16/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) và Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tại Việt Nam đã trao thỏa thuận hợp tác triển khai Chương trình đào tạo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - IFRS.
Khởi động hai dự án về bảo vệ động vật hoang dã
Vừa qua Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - SVW) và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã tổ chức thành công lễ khởi động hai dự án về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD).
Bình Thuận: Tìm giải pháp vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại
Sáng 19/9, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới 1986 - 2023”.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…