Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/10/2014 15:45 (GMT+7)

Ứng dụng thiết bị bay không người lái MD4-1000 trong quân sự

  Thiết bị bay MD4-1000 là phiên bản MICRODRONE kế tiếp sau của MD4-200 và có nhiều tiện ích trong cả hoạt động dân sự lẫn quân sự. Trong hoạt động quân sự, quốc phòng và an ninh, thiết bị bay này có thể chụp ảnh trinh sát địa hình; giám sát các hoạt động trong diễn tập, hành quân và huấn luyện… hoặc có thể theo dõi diễn biến các cuộc bạo loạn, các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông từ trên cao…

md12
Thông số kỹ thuật của thiết bị bay không người lái MICRODRONE MD4-1000

Thân vỏ của thiết bị bay loại nhỏ này được thiết kế bằng sợi các-bon có độ bền cao. Thiết bị bay bao gồm: Bộ điều khiển bay, điều khiển dẫn đường, điều khiển vào ra IO, bộ GPS/IMU, từ kế 3D. Thiết bị bay hoạt động trên không được nhờ 4 mô tơ cánh quạt, mỗi mô tơ có công suất 250W.

 Hệ thống bay chụp ảnh không người lái MD4-1000 được thiết kế hoàn toàn tự động bằng thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS và có gắn máy ảnh phổ thông Olympus EP với chế độ chụp tự động. Trong quá trình bay chụp ảnh theo tuyến, MD4-1000 có thể tự động hiệu chỉnh vị trí cân bằng nhờ thiết bị con quay hồi chuyển để thu nhận những tấm ảnh luôn ở vị trí nằm ngang (góc an-pha < 3 0).

md13
Thiết bị thiết bị bay không người lái MICRODRONE MD4-1000.

Để đối chiếu với phương pháp đo đạc trong thành lập bản đồ hiện trạng, các nhà khoa học nghiên cứu đề tài Ứng dụng thiết bị bay không người lái MD4-1000 trong thành lập bản đồ 3D độ chính xác cao đã thử nghiệm chụp ảnh bằng thiết bị bay này tại Mỹ Đình và Thái Nguyên. Kết quả đối chứng cho thấy, phương pháp này ưu việt hơn hẳn phương pháp đo ngoại nghiệp truyền thống đang được sử dụng. Cụ thể, thiết bị này đã tạo ra bản đồ 3D với độ chính xác rất cao (về mặt phẳng đạt 10cm và độ cao đạt 20cm), đồng thời tạo ra các sản phẩm bình độ trực ảnh với độ chi tiết, sắc nét cao có phân giải mặt đất 2,5cm.

 Như vậy, hệ thống thiết bị bay không người lái MD4-1000 đã mở ra cơ hội lớn cho ngành địa hình quân sự trong việc ứng dụng thu thập hình ảnh chất lượng cao phục vụ tốt hơn cho công tác bảo đảm yếu tố địa hình và thông tin địa lý trong chỉ huy, tác chiến và huấn luyện. Với khả năng bay khá ổn định ở độ cao thấp, dưới các đám mây, cho phép chụp ảnh màu với độ phân giải siêu cao (cỡ vài cm), trên phạm vi diện tích trung bình khoảng 10ha.

 Theo Thượng tá, TS Lê Đại Ngọc, ngoài ưu điểm chính trên, hệ thống thiết bị bay MD4-1000 còn có các ưu điểm là an toàn khi bay, dễ dàng điều kiển, thời gian huấn luyện ngắn; tháo lắp, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản; tiện lợi khi di chuyển; tiếng ồn động cơ nhỏ (dưới 63dB ở cự ly 3m); chụp ảnh đúng tiêu chuẩn thành lập bản đồ và tương thích với các phần mềm đo vẽ chuyên dùng như Intergraph, Strabo… trong thành lập bản đồ 3D độ chính xác cao. Tuy nhiên, cũng theo TS Lê Đại Ngọc, thời gian bay chụp thông thường của thiết bị này rất ngắn, không quá 30 phút đã phải thay pin; đồng thời trong quá trình chụp ảnh, cần phải bố trí nhiều điểm khống chế ảnh do thiết bị GPS/IMU gắn trên MD4-1000 xác định tọa độ tâm ảnh có độ chính xác thấp. Đây chính là những hạn chế lớn nhất của thiết bị.

Theo các nhà khoa học Cục Bản đồ (Bộ Tổng tham mưu), thành công của nghiên cứu trên sẽ mở ra triển vọng lớn cho việc theo dõi, kiểm tra chính xác các hoạt động quân sự diễn ra ngoài trời, nơi có không gian rộng, khó cơ động đến tận nơi để quan sát, đăc biệt là các hoạt động có khả năng mất an toàn cao như huấn luyện, diễn tập...

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.