Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/06/2007 01:12 (GMT+7)

Ứng dụng kỹ thuật rửa bụi phổi silic cho công nhân mỏ

Thành công này đã mang lại hy vọng và động viên tinh thần cho hàng nghìn công nhân mắc bệnh phổi nói riêng cũng như hàng chục ngàn công nhân ngành than nói chung. Công trình này mới đây đã được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trao giải thưởng "Nhà sáng tạo nữ xuất sắc nhất năm 2006".

Hàng triệu tấn than ra lò đã để lại hậu quả căn bệnh nghề nghiệp nguy hiểm đối với những người thợ mỏ, đó là bệnh nhiễm bụi phổi silic. Bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất, giết chết hàng ngàn người trên thế giới mỗi năm. Ở Việt Nam , con số tích lũy các ca chẩn đoán đến nay là khoảng 9.000. Khoảng 18% công nhân mỏ than lộ thiên hầm khai thác đá, lò đúc và luyện kim đã phát hiện bị nhiễm bụi phổi silic.

Ngay sau khi ra đời, công nghệ này đã được đón nhận và triển khai điều trị cho hàng loạt công nhân mắc bệnh bụi phổi của gần 20 mỏ than trong đó phần lớn là Quảng Ninh (Cao Sơn, Cọc Sáu, Dương Huy, Đèo Nai, Đông Bắc, Hà Lầm, Hà Tu, Mông Dương...) và một số mỏ, xí nghiệp than ở Đà Nẵng, Thái Nguyên, Lạng Son...

Bác sĩ Vũ Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế lao động Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cho biết: Đến nay, trung tâm đã thực hiện súc rửa phổi cho 580 bệnh nhân mà không hề xảy ra tai biến nào. Từng lá phổi được cô lập và súc rửa.

Sau khi bệnh nhân được gây mê, bác sĩ sẽ đặt một ống nội khí quản và cô lập từng phổi để súc rửa. Dùng một lọ nước nối với dây hình chữ I, cho nước muối sinh lý qua dây vào phổi rửa rồi lấy ra. Nếu lượng nước không ra hết một lần, sẽ được can thiệp bằng bóp bóng. Trung bình mỗi lần rửa dùng từ 6-12 lít nước, tùy vào lượng bụi có trong phổi, người bệnh sẽ phục hồi 80-90% sức khỏe.

Quy trình rửa phổi không cần nhiều máy móc, thiết bị nhưng cần nhiều người túc trực theo dõi, mỗi ca súc rửa có 6 y bác sĩ luôn túc trực bên cạnh một bệnh nhân.

Ngành than có gần 2.000 công nhân bị mắc bụi phổi, trong đó có nhiều người được giám định cách đây trên 10 năm chưa được giám định lại. Công nhân mắc bệnh bụi phổi chủ yếu là những người có tay nghề cao, đảm nhận các công việc chính như thợ lò, khoan. Bệnh bụi phổi silic, hay còn gọi bệnh sơ hoá phổi tiến triển không hồi phục, là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trong ngành than. Bệnh này do các tinh thể silic tự do, có kích thước rất nhỏ xâm nhập sâu vào phía trong cơ thể, lắng đọng và tích tụ gây ra xơ hóa phổi. Các tinh thể silic không thể thải hồi ra khỏi cơ thể. Bệnh tiến triển liên tục kể cả khi người công nhân ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, và nguy cơ dẫn đến tình trạng suy hô hấp và gây tử vong rất cao. Lượng silic hít vào càng nhiều thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn và bệnh tiến triển càng nhanh.

Đối tượng nguy cơ cao là những người công nhân làm việc tiếp xúc trong môi trường có hàm lượng bụi silic tự do cao như: khai thác chế biến đá xây dựng như: khai thác đá quặng có chứa silic, tán nghiền sàng mài đá, đúc khuôn mẫu, làm sạch, làm nhẵn bằng cát, chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ gốm, gạch chịu lửa, những công trình liên quan đến khai thác mỏ than...

Ông Lê Xuân Quang, Trưởng phòng kỹ thuật khai thác Công ty CP than Cao Sơn cho biết: Công ty hiện có khoảng 2.500 công nhân làm việc thường  xuyên trên khai trường. Mỗi năm, công ty có từ 40-50 công nhân mắc bệnh bụi phổi silic được phát hiện phải đi điều trị theo tỷ lệ khám bệnh định kỳ. Đối với những công nhân hoạt động nghề nghiệp đặc biệt như khoan nổ mìn, điện... thì mức độ cao hơn. Hàng năm, có khoảng 20 công nhân của công ty phải đi rửa phổi. Mặc dù tỷ lệ nhiễm bụi, mắc bệnh còn cao hơn nhưng số người phải đi rửa phổi không nhiều. Hầu hết các công nhân khi đi điều trị rửa phổi về sức khỏe đều có chuyển biến rõ rệt so với trước.

Rửa bụi phổi là phương pháp hỗ trợ điều trị làm thông thoáng đường hô hấp cho bệnh nhân. Tức là lấy bớt lượng bụi đã lắng đọng trong phổi của bệnh nhân, giảm tiến triển của bệnh. Bác sĩ Hòa khẳng định, đối với những trường hợp phát hiện sớm thì sẽ hoàn toàn được rửa hết. Về khía cạnh điều trị theo cơ chế bệnh sinh, việc loại bỏ các hạt bụi silic ra khỏi phổi là rất quan trọng, nhất là khi chức năng tự làm sạch của phổi bị suy giảm. Phương pháp súc rửa toàn phổi là phương pháp duy nhất để có thể loại bỏ hạt bụi silic ra khỏi tổ chức nhu mô phổi.

Hiện nay, súc rửa toàn phổi là phương pháp mới, an toàn, cho phép loại bỏ các hạt bụi than, bụi silic lắng đọng trong phổi, góp phần loại bỏ căn nguyên gây bệnh, hạn chế sự tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng phổi, cải thiện thể lực, giảm thiểu các triệu chứng cơ năng hô hấp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân nhiễm bụi phổi silic nói chung và hàng nghìn bệnh nhân ngành than nói riêng.

Gần 2.000 công nhân ngành than bị bệnh bụi phổi và còn có nhiều người mắc bệnh này ở các ngành nghề khác đang chờ được chữa trị bằng công nghệ mới. Theo BS Hòa, trong thời gian tới trung tâm sẽ mở rộng quy mô, đối tượng phục vụ để chữa trị, phòng ngừa bệnh cho công nhân.

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam ; nhandan.com.vn 28/5/2007

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.