Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/06/2005 15:09 (GMT+7)

Ứng dụng gốm y-sinh trong kỹ thuật chỉnh hình

Chế tạo xương từ gốm thủytinh

PGS.TSKH Nguyễn Anh Dũng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ nhiệm Đề tài “Triển khai công nghệ chế tạo vật liệu gốm thủy tinh y-sinh (Bioxitan) cho chỉnh hình y tế” cho biết: với mục tiêu nghiên cứu, tìm kiếm vật liệu cấy ghép vĩnh viễn dùng để sửa chữa, thay thế các bộ phận xương, răng trong các lĩnh vực răng, hàm, mặt và chỉnh hình, tạo hình, từ năm 1995, ông đã nghiên cứu chế tạo vật liệu GTTYS ở quy mô phòng thí nghiệm. Cơ sở của công nghệ chế tạo GTTYS là thực hiện quá trình kết tinh có điều khiển một hệ thống thủy tinh thích hợp để thuđược vật liệu có cấu trúc mới với các tính chất như mong muốn. Theo nguyên tắc này, TS. Nguyễn Anh Dũng đã tìm ra thành phần hóa học của GTTYS có cấu trúc gần giống xương người để thay thế các bộ phận này trong chỉnh hình y tế.Hơn nữa, nhờ thành phần cấu trúc giống xương nên vật liệu này có tính chất đặc biệt: tính chất hoạt động sinh học, sau một thời gian cấy ghép các mô cơ và xương, tại vị trí cấy ghép sẽ tiếp tục tái tạo, phát triển, bám dính vào vật cấy ghép, liên kết với nó theo mối liên kết sinh hóa, giống như liên kết với xương thật.

Hướng mở mới cho ngành y tế

Để xác định phản ứng của cơ thể sống đối với vật liệu đã chế tạo, TS. Nguyễn Anh Dũng đã tiến hành hai đợt thử nghiệm trên chó và thỏ.Ông đã cùng các nhà khoa học của bộ môn Mô học, trường Đại học Y Hà Nội tiến hành cấy ghép ở hai dạng: viên khối chữ nhật (3mm đối với thỏ, 5mm đối với chó) và viên trụ (đường kính 3mm đối với thỏ, 5mm đối với chó). Các vật liệu trên được cấy ghép vào 2 phần của cơ thể động vật: phần mô cơ và mô xương và được theo dõi định kì thời gian 1 ,3,6và 12 tháng. Sau 3 tháng cấy ghép, kết quả cho thấy thỏ và chó đều khoẻ mạnh, viên cấy ghép không bị xô lệch, khối cơ bọc viên cấy không có sự thay đổi khác thường, không tạo khối u mà vẫn giữ độ mềm và màu sắc tự nhiên, bề dày màng xơ bao quanh viên cấy giảm nhanh theo thời gian. Sau 6 tháng, xương cũ và xương mới liền thành một khối và liền khối với vật cấy, thể hiện mối liên kết trực tiếp giữa mô xương động vật với vật cấy ghép.Kết quả này đã giúp Ts. Nguyễn Anh Dũng và các cộng sự nhận được giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ (VIFOTEC) năm 1996 trong lĩnh vực vật liệu mới.

Từ năm 1998, TS. Nguyễn Anh Dũng đã tiến hành nghiên cứu, cải thiện tính chất, nâng cao tính năng của vật liệu.Từ năm 2003, ông đã kết hợp với khoa Phẫu thuật tai(Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương), khoa tai - mũi - họng (Bệnh viện Bạch Mai) chế tạo gốm sinh học hình trụ dẫn thay thế xương bàn đạp (bộ phận khuếch đại âm thanh) để thử nghiệm ứng dụng vào chữa bệnh xốp xơ tai. Tại Bệnh viện Bạch Mai, qua nghiên cứu trên 10 bệnh nhân sử dụng GTTYS, được kiểm tra định kỳ 1 , 3, 6và 12 tháng cho thấy tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật đều nghe tốt ở khoảng tần số 250 - 2000HZ, cải thiện được tình trạng ù tai cho bệnh nhân và đến nay chưa có trường hợp nào có dấu hiệu bị cơ thể đào thải. ThS. Lê Công Định, Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: trước đây, người ta thường sử dụng xương, sụn của chính bệnh nhân để tạo hình làm vật liệu thay thế, lắp ghép cho những trường hợp bị tổn thương. Tuy nhiên, do số bệnh nhân có nhu cầu thay thế (phổ biến nhất hiện nay là xốp xơ tai) rất cao, nên việc chủ động chế tạo GTTYS có cấu trúc gần giống với xương đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong chỉnh hình y tế. Không những vậy, qua so sánh với các nguyên liệu đã sử dụng trước đây cho thấy, vật liệu này còn có nhiều ưu điểm như được cơ thể chấp nhận, cải thiện khả năng nghe cho người bệnh và đặc biệt giá thành chỉ bằng 1/10 so với nguyên liệu nhập ngoại”.

                  Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển, Số 25, từ 23-29/6/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.