Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/03/2018 16:01 (GMT+7)

Ứng dụng Chế phẩm men đa vi sinh trong sản xuất hữu cơ và bảo vệ môi trường

Theo TS.Nguyễn Hiền Trang, tác giả của giải pháp cho biết: Việc sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường và sức khỏe con người. Xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Việt Nam và các nước khác. Ở nước ta, hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài 3.200 km rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến các sản phẩm thủy hải sản.Bên cạnh những sản phẩm chính của ngành chế biến thủy hải sản, một lượng lớn nguyên liệu loại thải và phụ phế phẩm cần được xử lý để tăng giá trị kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, giải pháp sử dụng chế phẩm vi sinh từ các vi sinh vật có ích là hết sức quan trọng.

Chế phẩm men đa  vi sinh này có hoạt tính protease cao. Trong đó, vai trò của  T. longibrachiatum H18 , A. oryzae N2 là sản sinh enzyme protease cao nhằm thủy phân protein. Còn chủng  L. plantarum T5 có khả năng sản sinh acid lactic nhằm ức chế vi khuẩn gây thối. Qua nghiên cứu, ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa 3 chủng vi sinh vật, cho thấy tỷ lệ cho mỗi loại trong men đa vi sinh đối với  T. longibrachiatum H18 , A. oryzae N2 là 0,3% và  L. plantarum T5 là 0,5%.

Để sản xuất men đa vi sinh thủy phân cá phế thải làm phân bón cho cây trồng cần thực hiện 2 công đoạn. Công đoạn thứ nhất là tạo chế phẩm men đa vi sinh, sau đó sử dụng chế phẩm men đa vi sinh này để  thủy phân cá phế thải, các phụ phẩm khác làm phân bón và bón cho cây trồng. 

Sản xuất mên đa vi sinh:Nguyên liệu sử dụng cho quá trình nuôi cấy men đa vi sinh là 74% cám, 20% trấu và 6% bột mì trong tổng khối lượng môi trường nuôi cấy. Môi trường bán rắn được làm ẩm đến độ ẩm 55% nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Sau khi chuẩn bị môi trường, tiến hành tiệt trùng ở 121 oC trong 15 phút để tiêu diệt các vi sinh vật nhiễm vào môi trường nuôi cấy. Để nguội môi trường và bổ sung 0,3% sinh khối  T. longibrachiatum H18 và  A.  oryzae T2, trộn đều trước khi rải mỏng ra khay với bề dày lớp môi trường từ 2 - 3cm. Quá trình nuôi cấy được thực hiện trong phòng kín ở nhiệt độ khoảng 30 - 320C. Sau 3 ngày thu nhận chế phẩm thô để tiếp tục bổ sung 0,5% sinh khối vi khuẩn  L.  plantarum T5 và nuôi cấy thêm 1 ngày. Thu nhận chế phẩm, sấy, nghiền mịn, bao gói bằng túi nylon và bảo quản ở 40C để sử dụng cho quá trình thủy phân cá.

ht2

Sơ đồ quy trình sản xuất men đa vi sinh thủy phân cá loại thải

Sử dụng men đa vi sinh thủy phân cá phế thải làm phân bón:Nguyên liệu cá loại thảikhông cần rửa hay phân loại, tiến hành cân để xác định khối lượng ban đầu của cá được đưa vào ủ. Lượng men đa vi sinh cho vào ủ chiếm 4% khối lượng cá ban đầu. Tiến hành rải 1 lớp chế phẩm, 1 lớp cá và các chất mang để các lớp cá luôn có 2 mặt tiếp xúc với chế phẩm và lớp trên cùng là lớp chế phẩm. Đậy kín nắp và lấy dây cao su buộc kín miệng giữa nắp và dụng cụ chứa đựng, để ngoài nắng để quá trình thủy phân xảy ra nhanh hơn.

Sau khi đậy kín nắp, đặt ở vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời nhằm thúc đẩy quá trình thủy phân. Trong quá trình lên men được 2 tuần có thể mở nắp để đánh đều sau đó đậy kín nắp lại. Thời gian lên men 4-5 tuần tùy theo mùa trong năm.

Thu dịch thủy phân: Sau thời gian lên men 4-5 tuần, tiến hành mở nắp lấy dịch và tùy vào lượng sử dụng có thể lấy dịch, lọc nhiều lần để sử dụng. Hỗn hợp sau khi thủy phân được lọc bằng vải lọc hoặc rút dịch (với dụng cụ có vòi) cho vào dụng cụ chứa.Phần xác cá có thể cho trở lại thùng lên men hoặc ủ làm phân bón cho đất.

Sử dụng bón cho cây trồng: Dịch thủy phân có hàm lượng cao, để dùng phun lên lá cho cây trồng có thể pha loãng với tỷ lệ: 0,5 lít dịch thủy phân cho 200lit nước. Sản phẩm thích hợp cho các loại cây trồng như hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái hoặc các loại rau ăn lá. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể dử dụng để hòa trộn với nước để tưới gốc cho cây trồng.

ht3

Sơ đồ quy trình sử dụng men đa vi sinh thủy phân cá phế thải

Chế phẩm men đa vi sinh có khả năng ứng dụng cao trong việc sử dụng như một loại phân bón sinh học, có tác dụng trong việc tăng sức tăng trưởng chiều cao gốc cây và tốc độ tăng trưởng của cành quả. Chế phẩm men đa vi sinh có thể ứng dụng ở quy mô nhỏ hộ gia đình hoặc quy mô sản xuất lớn ở các công ty, trang trại.  Giải pháp này đã được Ban tổ chứcHội thi sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2017 trao giải Ba bởi tính hiệu quả và khả năng ứng dụng cao và rất cần sớm được chuyển giao ứng dụng rộng rãi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.