Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/02/2006 16:33 (GMT+7)

Tư vấn tâm lý - giáo dục: Trăm nhà đua... tư vấn

“Vừa cắn hạt dưa vừa tư vấn”

“Đây là vấn đề hết sức chín muồi” - GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội KHTL-GDVN, nhận định. Tại sao? “Tư vấn tâm lý (TVTL) hiện đang là nhu cầu thật sự cần thiết của người dân trong xã hội công nghiệp nhưng sự đáp ứng vẫn còn rất khập khiễng”, đó là nhận xét của hàng trăm đại biểu tham dự.

Hiện nay cả nước ước tính có hơn 100 trung tâm TVTL (tập trung ở TP.HCM, Hà Nội và một số TP lớn). Tuy nhiên, một nghiên cứu thực trạng tại TP.HCM của TS Trần Thị Giồng, Th.S Đỗ Văn Bình và 11 đồng nghiệp cho thấy hầu hết các trung tâm đều thiếu thốn về cơ sở vật chất và nhân lực có chuyên môn.

Một số trung tâm có nhiều phòng TVTL “chỉ có vách ngăn tạm nên tư vấn viên (TVV) nghe tiếng nói chuyện của nhau rõ mồn một. Rất nhiều cơ sở thiết kế TVV ngồi nhiều bàn khác nhau nhưng trong một căn phòng không có vách ngăn, nên mọi người có thể nhìn nhau, vô tình hay tò mò nghe chuyện của nhau. Thậm chí một số cơ sở còn dùng phòng làm việc để tiếp thân chủ.

TS Nguyễn Hữu Nguyên nhận định: “Các trung tâm tư vấn không có mối quan hệ với nhau về tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ và qui chế quản lý”. Biên chế tổ chức thì như GS.TS Nguyễn Ngọc Phú nhận xét: “Mỗi nơi đều hết sức linh hoạt, đa dạng”. Còn về “sự quản lý đối với các hoạt động tư vấn”, theo TS Hồ Bá Thâm “vẫn chưa khoa học và thiếu chặt chẽ”.

Hơn 60% cơ sở TVTL do cơ quan nhà nước hay ban, ngành, đoàn thể thành lập; số còn lại của các hội, tôn giáo, tư nhân. Nhưng gần như các cơ sở đều phải hoạt động kinh phí độc lập, lấy tư vấn nuôi tư vấn.

Trong xu thế con người ở vùng đô thị đang bị rất nhiều áp lực (gia đình, sức khỏe, công việc...), các cơ sở TVTL mọc lên liên tục, được trong giới gọi là “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua... tư vấn”. Kết quả là chất lượng tư vấn cũng chẳng ai đong đếm được.

Nhiều đại biểu đã đem đến hội nghị những thực trạng dở cười, dở khóc: TVV vừa ăn hoặc vừa cắn hạt dưa vừa nói chuyện với thân chủ; câu giờ (có ca tư vấn qua điện thoại đến... sáu giờ - 1.500 đồng/phút)... Nguy hiểm hơn, một số TVV đem chủ quan và kinh nghiệm sống của mình áp đặt lên thân chủ hoặc cho những lời khuyên... vô bổ.

Việc kiến nghị cấp thẻ hành nghề TVTL được hội thảo đặt ra cho Hội KHTL - GD VN như là một chuẩn mực qui định không chỉ về trình độ mà còn là tư cách, đạo đức của TVV.

TVTL sai = hỏng một con người

Đang làm việc tại Hàn Quốc, đại biểu trẻ Nguyễn Thơ Sinh (tốt nghiệp thạc sĩ TVTL ĐH Bowie, Hoa Kỳ) nghe tin về cuộc hội thảo đã gác việc để về nước tham dự. Anh đem đến một khái niệm làm cho không khí hội thảo sôi động hẳn: “TVTL phải là một sản phẩm. Mà sản phẩm này thì không được phép làm sai và làm lại vì nó có thể làm hỏng một con người”. Đó cũng là một mục tiêu đặt ra cho con tàu tương lai của lĩnh vực TVTL ở Việt Nam.

Nhiều đại biểu được đào tạo ở nước ngoài về cho biết: “Với các nước khác, muốn được công nhận hành nghề TVTL, TVV phải được đào tạo chính qui ít nhất hai năm và có thời gian cọ xát thực tế năm năm”. Trong khi đó, lực lượng TVV hiện có của Việt Nam chủ yếu là “tay ngang” (phần lớn xuất thân từ nhà giáo); được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng qua các khóa tập huấn ngắn hạn. Một số cơ sở tranh thủ các dự án nước ngoài để nhân viên được tập huấn thêm.

Gần đây một số trường ĐH đã có ngành đào tạo cử nhân tâm lý, nhưng theo TS Trần Tuấn Lộ (Trưởng khoa Tâm lý, ĐH dân lập Văn Hiến): “Khác với các ngành khác, sinh viên vào học khoa tâm lý bắt đầu từ con số 0. Việc đưa sinh viên đi thực tập và kiến tập gặp rất nhiều khó khăn.

Không có người hướng dẫn vì các TVV không biết về tâm lý học, nhiều cơ sở từ chối không nhận sinh viên thực tập vì có biết gì đâu mà hướng dẫn. Sinh viên ra trường thường không xin được việc làm vì hầu hết các cơ sở đều nhận người có kinh nghiệm sống”.

TS Trần Thị Thu Mai - Phó trưởng khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Năm 2005 khoa bắt đầu xây dựng một chương trình học mới với hơn 10 môn thiên về kỹ năng thực hành để giải quyết đầu ra cho sinh viên, vì hiện tại tốt nghiệp, sinh viên chủ yếu là làm công tác giảng dạy”.

Bác sĩ Phan Thiện Xuân Giang - chuyên khoa tâm thần kinh nhi khoa phát triển, đã chỉ ra thêm một lỗ hổng của đội ngũ này: “Thiếu hẳn kiến thức cơ bản về tâm lý học thần kinh, sinh lý học thần kinh, não bộ và hành vi trong khi TVTL là làm việc trực tiếp với một con người”.

Rồi đó còn là TVTL miễn phí cho người nghèo; tư vấn học đường... Các đại biểu dự hội thảo đều cùng nhận định: “Hội KHTL-GDVN phải nhanh chóng là một thuyền trưởng, hoạch định sắp xếp lại và đưa con tàu đi đúng hướng”.


Nguồn: Tuổi Trẻ 20/02/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.