Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 04/03/2015 18:54 (GMT+7)

Tự phát chuyển giao nghiên cứu khoa học

Chưa đáp ứng nhu cầu xã hội

Đến Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi không tin nổi vào mắt mình bởi sự cũ kỹ quá mức của nó. PGS-TS Dương Nguyên Khang, Giám đốc trung tâm, nhìn nhận: “Cơ sở vật chất ở đây có từ trước 1975, cho đến nay hầu như không thay đổi gì. Trong khi đó, trung tâm hoạt động theo cơ chế tự thu tự chi. Hằng năm, trung tâm còn phải đóng góp nghĩa vụ cho nhà trường khoảng 600 triệu đồng”.

Description: Tự phát chuyển giao nghiên cứu khoa học - ảnh 2

Chính những giảng viên tự tìm đến các nhà đầu tư, tự mở doanh nghiệp chuyển giao ra bên ngoài

Description: Tự phát chuyển giao nghiên cứu khoa học - ảnh 3

PGS-TS  Dương Anh Đức
- Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM

Theo ông Khang, khó khăn cơ bản nhất của trung tâm chính là sự ràng buộc của cơ chế. Ông giải thích: “Mọi người trong trung tâm lâu nay phải sử dụng những trang thiết bị lạc hậu để nghiên cứu. Bây giờ chúng tôi muốn làm sao cho nó phù hợp với yêu cầu bên ngoài thì cần phải có nguồn tiền. Thế nhưng, nguồn tiền trợ giúp từ nhà nước rất hạn chế, còn quá trình đi xin dự án, đề xuất liên kết với các địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn”.

PGS-TS Dương Nguyên Khang cho rằng thế mạnh của trung tâm là sản xuất biogas và lĩnh vực con giống, môi trường… Dù vậy, ông tâm tư: “Nghiên cứu ở đây đi đúng hướng nhưng quy mô để chuyển giao lại chưa xứng tầm. Có những đợt người ta đặt hàng trung tâm cũng phải từ chối, do không có nhân lực để làm. Mặt khác, có những nghiên cứu đưa ra chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội”.

Dù đã ra đời khoảng 10 năm nay nhưng Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hoạt động vẫn rất ì ạch, chưa thể hiện rõ vai trò của nó. Thạc sĩ Lê Tấn Cường, Phó giám đốc trung tâm, lý giải: “Lực lượng giảng viên tham gia ở đây còn manh mún, chưa chuyên sâu và nhà trường cũng chưa có cơ chế ràng buộc. Cho nên, trung tâm khó thực hiện những dự án lớn, tầm cỡ theo đơn đặt hàng”.

Trong khi đó, kinh phí nghiên cứu hiện nay trong các trường ĐH khá eo hẹp nên chủ yếu các giảng viên phải tự bỏ tiền túi hoặc cùng nhà trường vận động từ các nguồn lực khác. Đây cũng là một thử thách đáng kể trong việc duy trì niềm đam mê sáng tạo của các giảng viên.

Dựa vào mối quan hệ cá nhân

Tiến sĩ Lâm Quang Vinh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho hay: Những năm gần đây, trường này vẫn duy trì thế mạnh truyền thống là nghiên cứu cơ bản, nhưng đã có sự định hướng ứng dụng, nhất là trong những ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, vật liệu kỹ thuật cao… Theo ông Vinh, có những công trình của giảng viên đã được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, ông trăn trở: “Một số thầy cô thấy nghiên cứu của mình khả thi, có lợi nhuận và những công ty ở ngoài cần thì thường tự họ kết nối, chuyển giao luôn. Bởi lẽ, họ lo ngại rằng khi gửi lên trường thì phải chờ đợi lâu cho quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ, nên có thể bị người khác copy công trình của họ. Chỉ có những sáng chế không thấy lợi trước mắt thì họ mới chuyển lên chúng tôi”.

Tương đồng với ý kiến trên, PGS-TS Dương Anh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho rằng hiện có nhiều dạng chuyển giao nghiên cứu khoa học, trong đó tình trạng chuyển giao mang tính tự phát cá nhân của từng nhóm nghiên cứu vẫn là phổ biến nhất ở VN. Ông nói: “Thường các thầy cô bằng các mối quan hệ cá nhân, đã làm theo sự giới thiệu và đặt hàng riêng của nhà đầu tư. Hoặc chính những giảng viên tự tìm đến các nhà đầu tư, tự mở doanh nghiệp chuyển giao ra bên ngoài”.

Không chỉ nhìn nhận có tình trạng khá nhiều giảng viên tự nghiên cứu và chuyển giao đơn lẻ, thạc sĩ Lê Tấn Cường còn nêu một thực tế rất phổ biến khác, đó là: Nhiều nhóm nghiên cứu thiếu những người dẫn đầu, am hiểu trong lĩnh vực đó để định hướng. Cho nên, họ không có mục tiêu, không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai, dẫn đến việc nhiều khi đã làm xong nghiên cứu nhưng doanh nghiệp không còn cần nữa, rất lãng phí.

Đứng ở góc độ là giảng viên - nhà nghiên cứu, tiến sĩ Cái Việt Anh Dũng, Phó bộ môn cơ điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Xã hội hay đòi hỏi quá nhiều về việc nghiên cứu là phải chuyển giao. Điều này vô lý do thời gian nghiên cứu thường chỉ cho hai năm, rất áp lực, nên khó đào sâu về nguyên lý mà phải chạy theo yêu cầu sản phẩm”.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới