Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/07/2005 14:58 (GMT+7)

Trồng và nhân giống cây hoa ngọc lan

Kinh nghiệm chiết cây hoa ngọc lan

Kinh nghiệm chiết cây hoa ngọc lan cho tỷ lệ ra rễ cao của nhiều nhà vườn ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang như sau:

+ Chọn cành: Khi chiết, ta chọn cành có đường kính to hơn các cành xung quanh, tốt nhất đường kính cành chiết từ 2 đến 4cm, cành ở vị trí giữa tán, có từ 1 đến 2 năm tuổi, không chiết cành la, cành vống và cành vượt.


Dao dùng khoanh vỏ phải sắc, cắt hai khoanh tròn khép kín, sâu đến phần gỗ, cách nhau 4 đến 5cm, lột vỏ ngoài, dùng lưỡi dao cạo nhẹ phần vỏ lụa (phần thượng tầng), phơi khô thời gian từ 7 đến 10 ngày.


Dùng thuốc kích thích sinh trưởng để tăng tỷ lệ ra rễ, rút ngắn thời gian chiết rất tốt, thuốc kích thích sinh trưởng có nhiều loại, sử dụng muối natri của axít 2,4D cho hiệu quả cao nhất, pha thuốc với nồng độ 100ppm (phần triệu) bôi trực tiếp vào vết cắt phía ngọn để cho thuốc ngấm vào cành khoảng 5 đến 7 phút, ta tiến hành bó bầu. Vật liệu bó bầu dùng bùn ải đập nhỏ qua sàng 50%, phân chuồng hoai mục 50%. Trộn hỗn hợp trên với nước sạch có độ ẩm 70 đến 80% (nắm vào thành nắm không chảy nước, không tan vỡ). Bầu chiết có kích thước dài 18 đến 20cm, đường kính 12-15cm. Bó bầu sao cho vết cắt phía ngọn (nơi hình thành mô sẹo ra rễ sau này) nằm ở giữa bầu chiết. Dùng giấy nilông trắng, dai (để trông thấy rễ cành chiết khi ra được thuận lợi), kích thước 30cm x 40cm, gói kín bầu chiết như gói kẹo, lấy ba sợi lạt giang mỏng buộc chặt ba nút ở hai đầu và giữa bầu chiết sao cho nước không ngấm vào trong và thoát ra ngoài.


Sau khi bó bầu chiết được khoảng 50 đến 60 ngày ta tháo bầu đất cũ, thay bầu đất mới có tác dụng kích thích ra rễ nhanh hơn, trung bình sau khi bó bầu khoảng 5 đến 6 tháng thì ra rễ cấp 1, đợi khi nào có rễ cấp 2 (rễ nhánh nhỏ như rễ cây tre) và chuyển từ màu trắng sang màu vàng ta bắt đầu hạ cành chiết xuống, đưa vào vườn ươm cây con.


Thời gian giâm trong vườn ươm khoảng 50 đến 60 ngày, trước tiên loại bỏ 60% số lá xanh trên cành chiết (để hạn chế thoát hơi nước qua lá), dùng bùn ải 50%, phân chuồng hoai mục 50% trộn nước có độ ẩm 90 đến 100% để hồ rễ. Cho bầu cành chiết vào rọ tre hoặc túi nilông (có đục 4 lỗ để thoát nước), kích thước dài 60cm, đường kính 30cm, nhồi nhẹ hỗn hợp hồ rễ vào sao cho chặt, sau đó để vào bóng râm (che 100% ánh sáng trực tiếp) trong 10 đến 15 ngày, phun nước lên lá 2lần/ngày, khi nào thấy rễ mới xiên qua rọ tre là được. Tiếp tục đưa cây xuống vườn ươm trồng thành luống với mật độ cây cách cây là 30cm. Vườn ươm chọn nơi thoát nước đảm bảo độ ẩm 70 đến 80%, che bớt 50-60% ánh sáng trực tiếp, thời gian trong vườn ươm khoảng 40 đến 50 ngày, khi nào thấy lá búp non sinh trưởng thành lá bánh tẻ là đủ tiêu chuẩn xuất vườn.


Kỹ thuật trồng

Hoa ngọc lan không kén đất, chọn nơi dai nắng, thoát nước vào mùa mưa, có tầng dầy trên 1m là trồng được.

+ Thời vụ trồng:Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4, vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10.

+ Đào hố:Hố sâu 60cm, rộng 60cm, cho vào mỗi hố 30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân, trộn đều phân với đất, san phẳng hố, lấy xẻng hay cuốc khoét một lỗ ở giữa hố, sâu 30cm, đường kính 40cm, đặt bầu cây chiết vào, lấp đất, ấn nhẹ xung quanh, cách bầu chiết khoảng 15cm cho khỏi vỡ bầu, dùng cọc tre đóng chéo qua cây, buộc chặt chống gió lay gốc, tưới 5 đến 10 lít nước/cây là được.


Hàng năm bón cho hoa ngọc lan khoảng 4 đến 5 lần (các tháng 3-5-6-8-10) đối với cây con (1-3 năm) và 3 đến 4 lần (các tháng 2-4-6-7) đối với cây đã cho thu hoạch. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào cây lớn hay nhỏ, trung bình mỗi cây 30 đến 40kg phân chuồng; 0,2 đến 5kg ure; 1-3kg lân supe; 0,1-2kg kaliclorua trong một năm. Về tưới nước, cần đảm bảo độ ẩm đạt 70 đến 80% khi cây đang ra hoa rộ thì chất lượng hoa mới cao (cánh hoa to, mùi thơm mới đậm đà).


Hộ ông Đào Văn Tân (Hiệp Hòa, Bắc Giang) trồng bốn cây hoa ngọc lan, hiện nay được 10 năm tuổi. Năm 2004 cho thu nhập từ tiền bàn hoa và cây giống trên 15 triệu đồng.

Nguồn: KH&ĐS số 26 (1744), ngày 01/4/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.