Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 14/07/2005 14:32 (GMT+7)

Trồng rau muống cạn

Căn cứ vào màu sắc của thân, giống rau muống cạn được chia làm hai loại: giống rau thân trắng (xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá, người ta lại chia giống rau muống cạn ra làm ba loại: rau muống lá to, lá nhỡ và lá nhỏ.

Rau muống lá nhỡ, thân đỏ năng suất tuy không cao bằng rau muống lá to nhưng ăn lại ngon hơn, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau còn lại.

Làm đất bón phân, gieo hạt: Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, chủ động nước. Để có sản phẩm rau muống cạn an toàn cần cách li ruộng rau muống với khu vực có chất thải công nghiệp từ 1 đến 2km, với chất thải thành phố ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m, không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ. Làm đất nhỏ, lên luống ruộng 1,2 đến 1,5m; cao 30cm; rãnh rộng 30cm.

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2) mỗi lứa như sau: Phân chuồng hoai mục 5-7 tạ; phân lân supe 12-15kg; phân đạm urê 15-20kg; phân kali sunphat 3-5kg.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/2 lượng phân kali. Các loại phân trộn lẫn với nhau rồi rải đều trên luống hay vãi theo rạch khi làm đất.

Hạt rau muống được gieo vãi trên luống hay rải theo vạch. Lượng hạt gieo cho một sào từ 1,8 đến 2kg. Nếu gieo hàng thì hàng nọ cách hàng kia 15cm. Nếu gieo vãi thì sau khi rắc hạt xong, dùng cào trang hạt, cào qua để hạt lẫn vào đất, hút được ẩm dễ dàng; phủ rạ rồi tưới, giữ ẩm cho đất.

Chăm sóc, tỉa, thu hoạch: Khi rau mọc cao 2 đến 3cm thì dùng đất nhỏ vun phủ gốc một lớp mỏng để giữ cho cây con khỏi bị đổ và ra rễ ở đốt trên cho cây bám chắc vào đất, hút được nhiều chất dinh dưỡng, bốc nhanh. Khi cây có 4-5 lá thật thì tỉa để cấy. Nhổ tỉa để lại cây cách cây 10cm, hàng cách hàng 12cm (10x12cm).

Cấy ở ruộng cạn với khoảng cách 20 x 20cm, mỗi nhóm cấy 3 đến 4 cây. Sau cấy được 10 đến 15 ngày thì bón thúc. Còn ở ruộng liền chân thì sau khi nhổ tỉa cũng bón thúc. Có thể dùng phân lợn ngâm ngấu hoặc phân đạm để thúc; khoảng 5 đến 7 ngày thúc một lần; phân đạm thúc hòa loãng 3 đến 5% với nước sạch. Cần giữ thường xuyên 80 đến 90% độ ẩm đồng ruộng cho rau.

Sau khi cấy 45 đến 50 ngày thì thu hoạch. Khi thu hoạch dùng dao hay liềm sắc cắt sát gốc. Nếu chăm sóc tốt thì 20 đến 25 ngày được thu một lần. Sau khi hái được 2 đến 3 lứa thì bón nốt 1/2 lượng kali còn lại cho rau. Năng suất toàn bộ có thể đạt 3 đến 5 tạ/sào/lứa hoặc 10 đến 15 tạ/sào/năm.

Tưới nước cho rau muống cạn an toàn: Tuyệt đối không dùng nước bẩn, nước thải: sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho rau, đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Rau muống cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng thân lá. Muốn rau có năng suất cao, chất lượng tốt bà con cần tưới cho rau, đảm bảo độ ẩm thường xuyên.

Sâu bệnh hại rau muống

Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, bọ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3 trở đi.

Các biện pháp phòng trừ

Tháo nước vào ruộng rồi cho vịt vào, vịt sẽ bắt hết các loại sâu hại này rất nhanh. Phát hiện kịp thời khi sâu còn nhỏ, dùng nứa đập cho sâu rơi xuống nước, sau đó rắc vôi bột và bồ hóng bếp vừa diệt được sâu lại vừa làm cho rau hồi phục nhanh. Sử dụng một số loại thuốc trừ sâu mới ít độc hại với người và môi trường như: Sokupi 0,36 AS; Karate 2,5 EC; Dipen 3,2 WP; Denfil WP; hạt neem;... phun trừ kịp thời khi sâu mới nở.

Những người có kinh nghiệm lâu năm trồng rau muống cạn cho biết, để đạt hiệu quả kinh tế cao cần lưu ý: Bón lót 1 tấn bùn ao ải + 1 tấn phân chuồng hoai mục + 20 kg phân tổng hợp NPK (5:10:3) của nhà máy Apatit Lào Cai. Thay bón thúc đạm bằng phun phân bón qua lá Atonic + phân bón lá Thiên nông 5 ngày/lần, nhờ đó mà rau của họ trẻ lâu, cho năng suất tăng gấp 2 lần so với các ruộng rau khác.

Nguồn: KH&ĐS số 25 (1743), ngày 28/3/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.