Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 04/06/2005 00:08 (GMT+7)

Trồng rau không cần... đất

Vườn sạch như nhà


Khi bước chân vào khu vườn trồng rau của Bộ môn Rau-hoa-quả tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì một vườn chuyên trồng rau, nhưng lại sạch sẽ như ở trong nhà, muốn vào tham quan, khách phải bỏ hết giày dép ở ngoài. Trong vườn không hề sử dụng tới một lượng đất nào, mặt nền được trải một thảm nilon trắng, hàng ngày được làm vệ sinh sạch sẽ.

TS Hồ Hữu An - Chủ nhiệm công trình, cho biết: "Khu vườn trồng rau này được xây dựng và bắt đầu sản xuất từ năm 2003, phát triển từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư với công nghệ của Mỹ".

Khác với các mô hình trồng rau an toàn bằng nhà kính có dùng đất thông thường, ngoài hệ thống kính, mái che với đầy đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dụng cụ để trồng rau tại đây rất gọn nhẹ như tấm xốp và giá thể để trồng cây. Bên cạnh đó là các bình chứa dung dịch được đặt sẵn trong vườn, hệ thống đường ống dẫn nước tới từng gốc cây. Dung dịch trồng rau được pha chế từ 10 nguyên tố đa, vi lượng khác nhau cung cấp cho rau từ lúc cây con đến giai đoạn trưởng thành. Nguồn nước tưới rau lấy từ giếng khoan đã được xử lý và làm sạch trước khi đưa vào sử dụng.

TS. Hồ Hữu An cho biết: "So với Mỹ, công nghệ của ta đã tương đối hoàn thiện, chỉ khác ở một điểm là tại Mỹ họ dùng máy tính để pha dung dịch, còn ở ta phải pha bằng phương pháp thủ công cho phù hợp. Tuy nhiên, toàn bộ khâu chăm sóc rau được cài đặt và lập trình sẵn từ trước, sau đó dung dịch được tưới theo thời gian và lưu lượng nước đồng đều nhất định theo hình thức tưới nhỏ giọt".

Rau sạch tuyệt đối


Theo TS. An, công nghệ này có rất nhiều ưu điểm như rau không bị ô nhiễm và có thể nói sản phẩm rau ở đây gần như sạch tuyệt đối. Hơn nữa, người trồng rau luôn chủ động được về thời vụ, điều chỉnh chính xác được độ pH và EC, đặc biệt là tiết kiệm sức lao động của con người... Thêm vào đó, do được bảo vệ bằng lớp nhà kính, nên trong quá trình trồng rau không hề phải sử dụng tới các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh.

Hiện tại các loại rau được trồng ở đây đã cho thu hoạch, trong đó cà chua và dưa chuột là hai cây có giá trị và năng suất cao nhất. Trung bình mỗi cây cà chua cao 4-5m và ra quả rải đều khắp cây theo từng đốt với mức phổ biến 15-20 quả/chùm, cá biệt có chùm có tới gần 50 quả, tổng năng suất 1ha ước đạt 60 tấn/năm. Còn năng suất của dưa chuột cũng đạt tới 100-120 tấn/ha/vụ (hai tháng) do số lượng quả được phân bổ dày đặc trên cây. Sau thu hoạch, chúng ta có thể làm tiếp ngay vụ khác bằng cách thay các loại cây giống mới lên các giá thể.

Công nghệ sẽ đến tay nông dân


Ngoài loại công nghệ hiện đại trên, hiện Bộ môn Rau-hoa-quả đã sản xuất thử nghiệm trên hai loại mô hình khác ở quy mô đơn giản và trung bình. Theo TS. An, mục đích của việc xây dựng các mô hình này là để cho người nông dân cũng có thể làm và sản xuất được, bởi dụng cụ và thiết bị dùng để làm rất đơn giản, giá thành rẻ như có thể dùng vật liệu là tre, nứa, gạch xây dựng nhà lưới. Ở các quy mô này có thể trồng các loại rau như xà lách, xúp lơ, cải bắp. Theo tính toán, chi phí trung bình để sản xuất 20 cây xà lách chỉ hết khoảng 600 đồng tiền dung dịch, còn xúp lơ, cải bắp, rau xanh có thể sản xuất quanh năm với thời gian 2 tháng/vụ với hiệu quả kinh tế rất cao.


TS. Hồ Hữu An khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mà trong tương lai sẽ đưa công nghệ tới tận tay người nông dân, bởi tất cả các công nghệ đã được "Việt hóa", các trang thiết bị đều được sản xuất ở trong nước, không cần phải thuê chuyên gia nước ngoài".

Được biết, tại Hội chợ thiết bị và công nghệ Hà Nội-Hải Phòng năm 2004 vừa qua, công nghệ này đã được trưng bày và có 5-6 bản hợp đồng chuyển giao ghi nhớ và hiện cũng có rất nhiều địa phương đang có nhu cầu xin chuyển giao. Với kết quả này, TS. An cho rằng, chỉ một thời gian ngắn nữa công nghệ này sẽ tới tận tay người nông dân.


Địa phương nào có nhu cầu xin liên hệ TS. Hồ Hữu An - Bộ môn Rau-hoa-quả, khoa Nông học (Trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội). Địa chỉ Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 0912329798.

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 02/11/2004

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.