Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 16:39 (GMT+7)

Triển vọng phát triển dầu bôi trơn tổng hợp

1. Tính cấp thiết của việc sản xuất sử dụng dầu bôi trơn tổng hợp polyalpha olefin:

Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật, sự hình thành các loại động cơ mới công suất lớn, các loại máy, cấu kiện và dụng cụ cơ khí phức tạp gắn liền với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của dầu bôitrơn. Sử dụng dầu bôi trơn cho phép giảm tốc độ ăn mòn kim loại, tăng tuổi thọ và độ tin cậy của các chi tiết máy, giảm được suất tiêu thụ nhiên liệu và giảm khí độc phát thải do các phương tiện vậntải xả ra. Hiện nay vật liệu bôi trơn chiếm tới 2% tổng sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

Trong những điều kiện mới, trong nhiều trường hợp dầu bôi trơn truyền thống trên cơ sở dầu mỏ đã không đáp ứng được yêu cầu khai thác kỹ thuật. Do vậy nhiều hãng sản xuất lớn trên thế giới đã tiếnhành các nghiên cứu và phát triển dầu bôi trơn tổng hợp có khả năng chịu được ở nhiệt độ cao lên tới +290oC (dầu bôi trơn thường chỉ chịu được dải nhiệt độ từ -20oC đến +140oC). Ngoài ra thời hạnkhai thác của dầu tổng hợp đạt tới 8.000 giờ so với 2.000 giờ của dầu thông thường. Hiện nay thế giới đang sử dụng rộng rãi loại dầu bôi trơn tổng hợp polyalpha olefin (gọi tắt theo tiếng Anh làPAO). Thay thế dầu bôi trơn trên cơ sở dầu mỏ bằng dầu PAO cho phép thiết bị tận dụng được hết công suất, giảm được suất tiêu thụ nhiên liệu và vật liệu bôi trơn, giảm chi phí bảo dưỡng - sửa chữathiết bị và rất quan trọng là cải thiện được đặc tính sinh thái. Do đó nhịp độ sản xuất dầu bôi trơn tổng hợp trên phạm vi toàn cầu ngày càng tăng, hiện nay đạt sản lượng 400 ngàn tấn. Các tập đoànlớn trên thế giới như Mobil, Shell, Nesta, Esso, Amoro, v.v... là các nhà cung cấp chính dầu bôi trơn tổng hợp, trong đó có dầu PAO. Giá trung bình 1 lít dầu PAO hiện nay là khoảng 30 USD. Tại Ngacác cơ quan nghiên cứu kết hợp với các cơ sở sản xuất cũng đang tiến hành nghiên cứu sản xuất loại vật liệu hữu dụng này.

2. Cái mới về nguyên lý của các giải pháp khoa học và kỹ thuật

Viện Nghiên cứu Thử nghiệm Hoá dầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã liên kết với một số hãng của Nam Tư và Công ty liên doanh Nga - Nam Tư SP “RANIS” đã nghiên cứu các cơ sở khoa học, công nghệ vàthiết bị sản xuất vật liệu bôi trơn tổng hợp trên cơ sở hợp chất polyolefin thơm.

Trong quá trình nghiên cứu, sản xuất đã thực hiện các giải pháp khoa học - kỹ thuật sau:

- Nghiên cứu phát triển các chất xúc tác có hoạt tính cao, dưới tác động của các chất xúc tác này ở nhiệt độ 60 - 150oC sự chuyển hoá cao olefin ở những điều kiện tối ưu trong khoảng thời gian 30 -180 giây;

Quá trình olygome hoá olefin được thực hiện trong chính môi trường olifin. Cách làm này loại trừ được việc phải sử dụng các chất hoà tan, do đó tiết kiệm được năng lượng, góp phần làm đơn giản hoáqui trình công nghệ;

Quá trình olygome hoá olefin diễn ra trong lò phản ứng kiềm hình ống kích thước nhỏ có năng suất cao (tới 100 tấn sản phẩm với một mét khối khối lượng phản ứng trong một giờ). áp dụng giải pháp nàycho phép giảm được khối lượng kim loại, tăng được năng suất thiết bị và cải thiện được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật;

Đề xuất và thực hiện ở quy mô thử nghiệm phương pháp tách chất xúc tác từ olygomerit trong các chất hấp phụ, đảm bảo trên thực tế có được quá trình sản xuất sạch về sinh thái (không có chấtthải);

- Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu dùng để sản xuất dầu PAO (không chỉ dùng olefin C3 - C14 mà cả các chất khác có chứa olefin là những sản phẩm phụ của công nghiệp hoá dầu) với mục đích hạ giá thànhsản phẩm;

- Nghiên cứu phát triển phương pháp nối đôi của các phân tử olygome thơm trong quá trình olygome hoá olefin, làm tăng đột ngột khả năng chịu oxy hoá nhiệt của olygome;

- Nghiên cứu phát triển công nghệ không cần lọc khi hydro hoá các olygome không bão hoà olefin trong chất xúc tác paladi hoạt tính cao ở nhiệt độ 100 - 200 oC và áp suất hydro tới 3 MPa liên tụctrong lò phản ứng.

Toàn bộ các giải pháp nêu trên là cơ sở khoa học - kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển sản xuất các loại dầu bôi trơn tổng hợp polyalpha olefin.

Cho đến nay đã hoàn thành công tác nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và đang triển khai sản xuất thử. Qui trình sản xuất gồm các bước sau:

- Chuẩn bị, bảo quản và định lượng nguyên liệu chứa olefin;

- Sản xuất các thành phần của chất xúc tác;

- Chuẩn bị và định lượng dung dịch của các thành phần chất xúc tác trong lò phản ứng;

- Olygome hoá olefin;

- Tách chất xúc tác từ các sản phẩm olygome hoá;

- Hyđrô hoá các sản phẩm olygome hoá;

- Tách các sản phẩm olygome hoá thành nhóm biệt lập;

- Tạo hỗn hợp từ các nhóm olygome biệt lập bằng các chất pha thêm vào dầu bôi trơn tổng hợp;

- Kiểm tra công nghệ và kiểm tra phân tích.

Ưu điểm của công nghệ này là:

- Điều kiện thực hiện linh hoạt ở mọi giai đoạn của quy trình;

- Trang thiết bị đòi hỏi đơn giản;

- Công suất riêng của thiết bị cao;

- Khả năng lựa chọn và tính linh hoạt cao;

- An toàn sinh thái;

- Đầu tư cơ bản thấp và giá trị đầu tư thấp.

Nguồn: Mashinastroitel, 2001, No 3

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.