Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/07/2005 14:25 (GMT+7)

Tránh tái phát ung thư bằng y học cổ truyền

Y học cổ truyền quan niệm cơ chế miễn dịch của cơ thể bị suy yếu là do nguyên nhân bên trong, tức các rối loạn tình chí - tâm lý thái quá. Có 4 phương pháp để nâng sức miễn dịch cơ thể: thanh tâm quả dục (giữ tinh thần - nội tâm bình an, hạn chế ham muốn); có chế độ ăn uống quân bình âm - dương; luyện hình (tập dưỡng sinh) và dùng thuốc bồi bổ hệ miễn dịch.

Trong cơ thể bình thường luôn có sẵn mầm ung thư (gen sinh ung) nhưng bị ức chế, phải nằm im. Khi cơ chế chống ung thư suy yếu, gen này sẽ phát triển thành khối ung thư. Nếu cơ thể yếu, khối u sẽ phát triển dần và lan đi khắp nơi (di căn); lúc này thì cơ chế miễn dịch hoàn toàn “bó tay”, chỉ còn cách nhờ đến yếu tố bên ngoài hỗ trợ.

Có thể xem điều trị ung thư như một cuộc chiến giữa bệnh và hệ miễn dịch, cần có sự hỗ trợ của những phương tiện hiện đại, sức công phá lớn như phẫu - hóa - xạ trị. Khối ung thư bị tiêu diệt nhưng cơ thể bệnh nhân cũng bị tàn phá và mất đi nhiều bạch cầu - các "chiến binh" chống ung thư. Vì thế, khi ngưng điều trị, bệnh dễ tái phát và di căn. Để ngăn ngừa, phải củng cố lực lượng phòng vệ của cơ thể. Y học cổ truyền có khả năng này.

Theo y học cổ truyền, ung thư xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài (thời tiết, vi trùng, virus, hóa chất, phóng xạ, thực phẩm) và bên trong (thất tình rối loạn). Nguyên nhân bên trong là quan trọng nhất vì khi lo, buồn, giận, sợ thái quá và kéo dài liên tục (lại phải đè nén), chính khí sẽ suy, sức khỏe sa sút và các yếu tố bên ngoài mới có thể công phá.

Sách Hoàng đế Nội kinh viết: Giữ cho điềm đạm, chân khí lưu thông, tinh thần bên trong vững vàng, bệnh lấy đâu mà ra? Bệnh gì cũng không có thì không có bệnh ung thư.

Danh y Tuệ Tĩnh viết: Muốn bảo vệ chính khí thì phải giữ gìn tinh lực - tinh thần bằng các biện pháp: giữ trong lòng - nội tâm lúc nào cũng bình an (thanh tâm), hạn chế ham muốn (quả dục), không làm gì quá sức (thủ chân), tập luyện thể dục thể thao (luyện hình).

Để tạo một cuộc sống tinh thần luôn bình an, cần tiến tới “4 không”: không lo, không buồn, không giận, không sợ. Lo làm hại bộ máy tiêu hóa; buồn làm hại bộ máy hô hấp; giận làm hại bộ máy vận động; sợ làm hại bộ máy sinh dục, tuyến thượng thận, thận, xương tủy. Muốn tiến tới “4 không”, cần đơn giản hóa cuộc sống, giảm các nhu cầu (quả dục), tôn trọng, khoan dung, tương trợ, thương yêu đối với mọi người để bớt stress. Nếu stress đã xảy ra thì giải tỏa bằng tư duy tích cực: gặp thất bại hay sự việc không vui thì lập tức tìm các khía cạnh tích cực để giải tỏa.

Về chế độ ăn, cần quân bình âm dương (acid và kiềm). Cơ thể con người có khuynh hướng hơi kiềm (dương) là tốt nhất, cụ thể là pH=7,35-7,4. Nếu cơ thể có khuynh hướng acid thì hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết ra ngoài, chuyển hóa cũng chậm theo, tăng gánh nặng cho gan thận, làm suy giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện các bệnh mạn tính. Tình trạng acid làm cho cơ thể mau lão hóa, dễ mỏi mệt, tâm thần không ổn định. Tính acid tăng khi người ta lo lắng thái quá hay lao động quá sức.

Những thức ăn ngon và hấp dẫn phần lớn đều mang tính sinh acid như thịt, lòng đỏ trứng, gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng; Trái lại, các loại rau - củ - đậu, rong biển, trái cây, gạo lức đều mang tính kiềm. Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được kiềm hóa một phần nhờ nước bọt.

Chế độ ăn đề nghị dành cho bệnhnhân ung thư: kiêng cữ hẳn mỡ động vật, hạn chế thịt, muối, đường, trứng, hóa chất (phẩm màu, hương vị thực phẩm). Nên ăn: rau (bông cải, dền, bắp cải, củ) đậu, nấm, rong tảo biển, trái cây, tỏi,hành tím và cá. Uống đủ nước (nước khoáng kiềm, trà xanh, nước trái cây).

Về tập luyện, cần thư giãn, tự xoa bóp để thúc đẩy lưu thông khí huyết, chống ứ trệ, tập thái cực quyền, thiền, đi bộ chậm, thở sâu.

Về Đông dược, chỉ sử dụng trong thời gian đầu, lúc cơ thể quá suy sụp, gồm có các thuốc bồi bổ hệ miễn dịch (các dược liệu bổ tinh, khí, huyết, nguyên khí như đỗ trọng, ba kích), xử trí các tác dụngphụ, cải thiện chất lượng sống (các dược liệu hành khí hoạt huyết như xuyên khung, ngưu tất, sa nhân), ức chế tế bào ung thư (bán chi liên, bạch truật, phục linh).
                                                                  Nguồn: vnexpress.net   12/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…