Trái cây tươi được bảo quản bằng màng nano bạc
Trường cao đẳng công nghiệp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu ra ứng dụng nano bạc trong sản xuất chế phẩm màng bảo quản một số quả tươi mang lại năng suất cao, giá thành rẻ, dễ thực hiện, khả năng cung ứng và an toàn.
Công nghệ nano, một lĩnh vực mới và hấp dẫn của khoa học, cho phép nâng cao nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực và khám phá công nghệ nano có thể mở ra nhiều hướng ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và nông nghiệp. Một trong số các hạt nano thân thiện với môi trường và con người được ứng dụng rộng rải hiện nay là nano bạc. Các hạt nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm và nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Tuy nhiên, việc tổ hợp các hạt nano bạc trong mang tinh bột sắn nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm là chưa được nghiên cứu.
Cho đến nay, những nghiên cứu về sự kết hợp hai thành phần hữu cơ (tinh bột sắn) và vô cơ (nano bạc) để tạo thành polymer cải thiện tính chất cơ và tăng hoạt tính kháng khuẩn nhằm bảo quản một số nông sản ở Việt Nam là ít được nghiên cứu. Do đó, việc nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học có khả năng kháng khuẩn từ tinh bột sắn, nano bạc từ một số nguồn gốc thực vật có chứa hợp chất fitonxit cao là rất thiết thực.
TS Lê Đại Vương – Chủ nhiệm đề tài cho biết, chúng tôi đã nghiên cứu phân lập và định danh nấm gây bệnh trên quýt tại xã Hương Cầm, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Qua khảo sát được tính kháng khuẩn của dung dịch nano Ag ở các nồng độ khác nhau. Dung dịch nano có tính kháng khuẩn tốt dù ở nồng độ thấp 10ppm. Ở nồng độ 10ppm dung dịch nano Ag có tính kháng khuẩn. Nhưng chưa ức chế hết khả năng sống của nấm. Nấm Macrophoma theicola còn phát triển trên một vùng đĩa. Ở nồng độ 30ppm, 100ppm, 150ppm dung dịch nano Ag ức chế hoàn toàn khả năng sinh sống của nấm Macrophoma theicola.
TS Vương cũng cho biết thêm, với nghiên cứu này dã nâng cao giá trị sử dụng của tinh bột sắn, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng, thời gian bảo quản cho nông sản đặc biệt là các quả tươi có giá trị kinh tế cao như các đặc sản quýt Hương Cần. Nghiên cứu này đã tạo ra chế phẩm sinh học từ nano bạc, chitosan và tinh bột sắn đảm bảo tính an toàn thực phẩm và đặc biệt thân thiện với môi trường.
Về hiệu quả kinh tế, từ những nghiên cứu trên quýt Hương Cần được phun chế phẩm nano có thể tươi lâu đến 37 ngày đồng thời vẫn giữ được độ ngọt, mùi vị và màu sắc của cam, so với chỉ 12 ngày nếu không bảo quản. Các hạt nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm, nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Nhờ cách bảo quản này mà quýt Hương Cần có thể nhập khẩu hay vận chuyển đi xa là thời gian dài.
Phương pháp sử dụng mang bảo quản quả tươi Ag/TBS/Chitosan đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian và công sức cho người nông dân. Qua đó giúp người dân hiểu hơn về màng phủ phân hủy sinh học có nguồn gốc hữu cơ không gây hại đến sức khỏe con người và dễ dàng phân hủy trong môi trường.
Trong sản xuất, chế phẩm màng bảo quản quả tươi có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi và môi trường. Sản phẩm được chế tạo theo 2 dạng, gồm dạng dung dịch dễ dàng cho bà con nhúng các quả tươi có vỏ để bảo quản và dạng bao bì để bà con bảo quản thuận lợi và dễ dàng vận chuyển. Giá thành của chế phẩm nano này tương đối rẻ và bao bì tương đương với các túi nilon thường.
Hiện nay Việt Nam còn thiếu các công nghệ chế biến và bảo quản hoa quả tiên tiến như hiện nay thì chế phẩm màng bảo quản quả tươi có thể là một lựa chọn hiệu quả và rẻ tiền nhất, rẻ không kém gì so với các phương pháp bảo quản bằng hóa chất như hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại không gây ngộ độc cho con người và gây hủy hoại môi trường.