Tọa đàm đóng góp ý kiến cho quy hoạch điện VII
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe trình bày về đánh giá về tình hình thực hiện Quy hoạch Điện VII; Nội dung bản đánh giá cung cấp thông tin về tình hình thực hiện Quy hoạch điện VII giai đoạn 2011 – 2013: Đánh giá dự báo, mức độ đáp ứng nhu cầu điện; Tình hình thực hiện chương trình phát triển nguồn điện; Chương trình phát triển lưới điện; Mua bán điện với các nước láng giềng; Đánh giá chung về việc thực hiện quy hoạch điện VII, những ưu nhược điểm chính, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Cũng tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, như ý kiến của GS. Trương Duy Nghĩa đánh giá về Quy hoạch điện VII là tốt, quy hoạch có hiệu chỉnh là cần thiết, quy hoach riêng ngành điện có liên hệ với quy hoạch ngành khác. Quy hoạch điện không thể tách rời quy hoạch giao thông đường thủy và quy hoạch biển, ví dụ như Nhà máy nhiệt điện Nam Định bỏ vì khó trong khâu vận chuyển than do luồng lạch làm tầu thuyền đi lại không được. Về năng lượng tái tạo.
GS Nghĩa cho rằng năng lượng tái tạo có liên quan đến tổng năng lượng quốc gia, giá của năng lượng tái tạo làm sao để không phải bù giá vì giá bù là tiền ngân sách nhà nước, trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo cần tiết kiệm trong sử dụng ngân sách nhà nước. Vấn đề sử dụng nhiên liệu Biomass hiện nay là lãnh phí như có nhà máy điện sử dụng bã mía làm nhiên liệu trong khi bã mía cần thiết để sử dụng làm giấy. GS. Nghĩa cũng nêu ra vấn đề về giá điện trong sử dụng than thì thấp nhưng khi sử dụng than làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện thì ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy việc giảm sử dụng năng lượng từ than là đúng. Theo GS. Nghĩa nhu cầu sử dụng điện của đất nước ta ngày càng cao việc xây dựng các nhà máy điện trong đó có nhà máy nhiệt điện sử dụng than nên ta phải phập than từ nước ngoài giá điện sẽ cao hơn, việc đưa các công nghệ xử lý khí thải gây lãnh phí cần đánh giá tốt về tiểu chuẩn nồng độ khí thải độc hại ra môi trường để có lựa chọn tốt hơn nhằm giảm chi phí khi xây dựng nhà máy điện. GS. Nghĩa khẳng đinh đây là quy hoạch ngành vì vậy cần điểm danh từng nhà máy không nên mang tính chủ quan, định tính, việc tính toán còn mang tính ước lệ, nên điều chỉnh, có điều kiện đảm bảo quy hoạch để tính pháp lý của quy hoạch cao hơn.
Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng, hiện nay nhu cầu điện là khâu quan trọng nhất trong quy hoạch phát triển điện, dự báo chính xác hoặc tương đối chính xác sẽ giúp cho sự phát triển hài hòa của nguồn điện, lưới truyền tải và phân phối điện. Dự báo phụ tải cao sẽ dẫn đến khó khả thi khi thực hiện vì đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lãng phí, khó khăn trong giải pháp mặt bằng và xây dựng. Xây dựng xong sẽ thừa, gây lãng phí nguồn vốn lớn và sẽ gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn. Trong quy hoạch điện VII, nhu cầu điện năng được dự báo là quá lớn.
Nguyên nhân sâu xa của việc này là do chọn tốc độ tăng trưởng GDP chưa phù hợp, thiên cao khá xa so với thực tế, cụ thể GDP chọn cho giai đoạn từ 2010 – 2015 là từ 7,5% đến 8%, nhưng thực tế chỉ đạt dưới 6%, các năm sau tương tự. Phương pháp luận tính toán trong quy hoạch cũng cần xem xét lại và số liệu có độ tin cậy chưa cao.
Bên cạnh đó, QHĐ VII chưa đánh giá cũng như quan tâm đầy đủ đến vai trò của tiết kiệm và sử dụng điện năng trong việc đáp ứng nhu cầu. Cụ thể, QHĐ VII đặt ra chỉ tiêu đối với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng còn thấp (từ 1 – 3%/ năm). Trong khi tiềm năng trong mảng này còn khá lớn.
Tiết kiệm và hiệu quả điện năng mới chỉ là khuyến khích, chưa đưa vào kế hoạch hóa, do đó dẫn đến dự báo nhu cầu điện năng còn quá cao. Nếu giảm được nhu cầu này do tiết kiệm điện năng sử dụng sẽ giảm được xây dựng các nhà máy nhiệt điện đốt than. Giảm nhiều chi phí đầu tư, giảm nhập khẩu than, giảm phát thải khí nhà kính, giảm áp lực môi trường và nâng cao an ninh năng lượng. Những thực tế này đang thách thức tính khả thi và hiệu quả của QHĐ VII.
Cho đến nay, chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam chủ yếu được xây dựng ở cấp trung ương và cấp tỉnh, quá trình xây dựng chính sách khá khép kín và chủ yếu được thảo luận với một số các cơ quan Nhà nước có liên quan. Điều này hạn chế khả năng huy động sự tham gia đóng góp của các bên liên quan bao gồm khối tư nhân, các tổ chức xã hội và cộng đồng cho quá trình thực thi có hiệu quả cao nhất.
Ở nước ta, Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, và chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được triển khai. Nhiều chỉ tiêu tiết kiệm đã được đề ra. Trong QHĐ VII, tiết kiệm và hiệu quả điện năng cũng được nhắc tới.
TSKH Nghiêm Vũ Khải Phó Chủ tịch LHHVN phát biểu tại buổi tọa đàm
Kết luận buổi tọa đàm, TSKH Nghiêm Vũ Khải khẳng định LHHVN và GreenID sẽ tập hợp ý kiến các chuyên gia để gửi tới các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ để tính pháp lý của quy hoạch khả thi cao hơn. Quốc hội chỉ đạo tạo điều kiện về nguồn lực không chỉ có tiền nguồn nhà nước, xã hội, nước ngoài, sử dụng năng lượng truyền thống, năng lượng tái tạo, Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh hiện nay có yếu tố mới, QĐTTCP về năng lượng sạch, triết lý, cam kết của TTCP tại Hội nghị khí hậu toàn cầu COP21. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện tốt vấn đề môi trường trong quy hoach điện.