Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 02/02/2021 20:37 (GMT+7)

Tiền Giang: Độc đáo bộ sản phẩm làm từ giấy vụn

“Bộ sản phẩm làm từ giấy vụn”, ý tưởng sáng tạo của 2 em Võ Xuân Quỳnh và Võ Xuân Anh, học sinh trường tiểu học Bình Trưng (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), được trao giải Khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ 16, năm 2019 – 2020.

Bộ sản phẩm làm từ giấy vụn của 2 tác giả Xuân Anh – Xuân Quỳnh

Với mong muốn tận dụng nguồn phế phẩm từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để biến chúng thành những vật dụng hữu ích, góp phần bảo vệ môi trường, 2 em Võ Xuân Quỳnh và Võ Xuân Anh nảy sinh ý tưởng tạo ra “Bộ sản phẩm làm từ giấy vụn”.

Được sự hướng dẫn của thầy chủ nhiệm Đặng Văn Tho, từ những nguyên vật liệu không còn sử dụng, qua đôi tay khéo léo của mình, Xuân Quỳnh, Xuân Anh đã cho ra bộ sản phẩm gồm nhiều vật dụng, con vật trông rất đẹp mắt, rất tinh xảo như: Vỏ bình trà, máy bay trực thăng, chú công, đôi ngỗng, chú ếch, anh trâu, chị rắn...

Theo Xuân Quỳnh, để hoàn thành bộ sản phẩm trên, em và Xuân Anh phải mất thời gian gần một tháng để tìm nguyên liệu, phác thảo mẩu vật, lựa chọn giấy và phối màu, xếp hình cho từng chi tiết, sau đó ghép hình và hoàn thiện sản phẩm. Để tạo ra bộ sản phẩm trên, 2 em gom nhặt nhiều loại giấy vụn như: Giấy báo, tờ lịch cũ, vé số, giấy màu, kẽm… Trong đó, khâu phối màu và tạo hình có ý nghĩa rất quan trọng. Để đạt được 2 tiêu chí trên, tác giả phải dựa trên hình mẫu kết hợp quan sát thực tế để phác họa và tạo ra những vật dụng, con vật trông y như thật.

Đối với bộ sản phẩm trên, có một số vật dụng mà tác giả phải mất nhiều thời gian để hoàn thành như: chú công, máy bay trực thăng và bình chứa trà vì chúng có nhiều chi tiết hơn, sự phối màu cũng phức tạp hơn…

Thầy Đặng Văn Tho cho biết, để tạo ra bộ sản phẩm này, ngoài phương pháp, kỹ thuật thực hiện, đòi hỏi các em phải có chút năng khiếu, kết hợp khéo tay, tỉ mỉ, chịu khó chăm chút cho từng chit tiết của sản phẩm. Với vai trò giáo viên hướng dẫn, thầy chỉ hướng dẫn các em các bước chọn vật liệu, phối màu, cách chọn khổ giấy để xếp hình nhằm tạo ra một số chi tiết có kích thước phù hợp…

“Bộ sản phẩm làm từ giấy vụn” do 2 em Xuân Quỳnh, Xuân Anh tạo ra có thể dùng để trang trí phòng khách, trưng bày tại góc học tập. Thông qua bộ sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương này, các em có thể ngắm, nhìn để thư giãn cũng như có thêm cảm hứng trong học tập. Qua đó, vừa giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường, vừa giúp rèn luyện kỹ năng, tư duy sáng tạo khi còn ngồi trên ghế nhà trường” – thầy Tho chia sẻ.  

Huỳnh Văn Xĩ   

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).