Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 30/07/2005 14:38 (GMT+7)

Thủy điện tích năng - giải pháp mới cho điện Việt Nam

Tại cuộc họp ngày 3/6/2005 giữa EVN và nhà tài trợ và tư vấn - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các chuyên gia đã thống nhất đề xuất 3 địa điểm phù hợp nhất để xây dựng nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên tại Việt Nam, là: Phù Yên Đông và Phù Yên Tây (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) và Bắc Ái (tỉnh Ninh Thuận). Mỗi dự án có công suất khoảng 1.200 MW, chi phí khoảng 700-800 triệu đôla.


3 địa điểm trên được chọn từ 38 địa điểm trên cả nước, căn cứ vào các chỉ tiêu như kinh tế nhất, rẻ nhất, di dân ít nhất, tác động môi trường ít nhất... Trong số đó, các chuyên gia đánh giá Phù Yên Đông là có chỉ tiêu kinh tế tốt hơn, và đề nghị nghiên cứu trước, phục vụ dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Cũng theo bản quy hoạch do JICA tư vấn, dự kiến nhà máy sẽ được xây dựng vào năm 2018.


Nhu cầu sử dụng điện trong những năm gần đây đang tăng cao, đặc biệt khó khăn là chênh lệch giữa giờ cao điểm (đỉnh) và giờ thấp điểm quá lớn. Thực chất việc xây dựng các nguồn điện mới chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của giờ cao điểm, trong khi các giờ thấp điểm lại bị lãng phí rất lớn. Đỉnh của biểu đồ phụ tải hiện nay là khoảng 19h. Sau 2008, dự kiến đỉnh này sẽ dịch chuyển sang buổi trưa. 


Một thực tế khác là trong khi các nhà máy thuỷ điện có cánh dẫn tuabin, có thể điều chỉnh công suất lẫn tần số rất nhạy, thì các nhà máy nhiệt điện (hoặc điện hạt nhân) lại điều chỉnh khó khăn hơn nhiều. Vào lúc thấp điểm, nhà máy vẫn phải hoạt động, và tổn hao điện năng "vô ích". 


Thủy điện tích năng ra đời sẽ giải quyết bài toán vừa thừa, vừa thiếu ở trên: tận dụng điện năng "vô ích" ở các nhà máy nhiệt điện vào giờ thấp điểm, để sản sinh điện vào giờ cao điểm.


Ông Lê Quang Minh, phó Ban Thẩm định của EVN cho biết: Khác với nhà máy thuỷ điện nằm là trên dòng sông, thuỷ điện tích năng không cần nằm trên sông. Chỉ cần có vị trí phù hợp, chẳng hạn một đoạn suối, đủ để đắp một cái đập. Phía trên đó (khoảng vài trăm mét), người ta sẽ đào một cái hồ tạo thành thuỷ điện tích năng. Hồ có thể có dung tích rất nhỏ, do vậy không tốn nhiều diện tích, không "kén" địa điểm như với nhà máy thuỷ điện. Nước theo hồ đổ xuống đường ngầm, đi qua nhà máy (thường nằm ngầm trong núi) và chảy xuống hồ nhân tạo phía dưới.


Vào lúc thấp điểm, người ta sẽ chuyển điện dư thừa từ các nhà máy nhiệt điện (hoặc điện hạt nhân) ở gần đó để bơm nước từ hồ thấp lên hồ cao của thuỷ điện tích năng. Đến giờ cao điểm, hồ tích năng sẽ xả nước để phát điện, bổ sung cho dòng điện quốc gia.


Như vậy, giữa các nhà máy điện đã hình thành một hệ thống. Chính vì lý do này mà nhà máy thuỷ điện tích năng phải được xây dựng gần nhà máy nhiệt điện, đường dây 500 kV, gần phụ tải lớn hoặc gần nhà máy điện nguyên tử. Hiện tại, cả 3 vị trí được chọn ở trên đều nằm gần đường dây 500 kV Bắc Nam, để có thể đấu vào khi cần thiết.


Một nhà máy thuỷ điện tích năng chỉ chạy 5-7 tiếng mỗi ngày vào giờ cao điểm. Do vậy dung tích hồ không cần quá lớn, giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh trong khi xây dựng nhà máy. Nước được đưa tuần hoàn giữa hai hồ nên ảnh hưởng không nhiều đến dòng chảy. Ngoài hai hồ chứa, tất cả công trình khác đều nằm trong lòng đất nên ít có tác động đến cảnh quan chung quanh.


Với việc đưa nhà máy thủy điện tích năng vào lưới điện quốc gia, hiệu suất sử dụng của các nhà máy nhiệt điện (hay điện hạt nhân) sẽ tăng lên, nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống.


Tuy nhiên, ông Minh cũng cho biết phải chờ đến cuối năm nay, khi EVN trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 6(từ 2005 đến 2015, có xét triển vọng đến 2025-2030), EVN mới chính thức kiến nghị sẽ xây dựng thuỷ điện tích năng vào thời điểm nào, ở đâu là hợp lý.
                                        Nguồn: vnexpress.net   4/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.