Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/05/2021 15:20 (GMT+7)

Thương mại hóa và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hiệu quả thật sự của giải pháp sáng chế không dừng lại ở việc nghiên cứu tạo ra một sản phẩm, thiết bị, máy móc hoàn chỉnh, mà còn phải được thị trường, người tiêu dùng chấp nhận bỏ tiền ra để mua, sử dụng, tức sản phẩm đó phải được thương mại hóa. Đồng thời, giải pháp đó cũng cần được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm chống sao chép, làm giả hay vi phạm quyền tác giả...

Thương mại hóa gắn với dự án khởi nghiệp

Trong thực tế, một số giải pháp, sản phẩm đạt giải Hội thi thuộc lĩnh vực cơ khí – tự động hóa đã được tác giả thương mại hóa thông qua việc triển khai dự án khởi nghiệp dưới nhiều hình thức như: Thành lập cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp khoa học – công nghệ.

Nhà sáng chế - lương y Đoàn Văn Khanh (Giám đốc DNTN Long Thuận, huyện Châu Thành) là một trong số những người đi đầu và thành công với dự án khởi nghiệp. Tính từ khi sáng chế thành công sản phẩm tinh dầu hoa bưởi và nước bưởi ép (đạt giải Hội thi năm 2008), đến nay ông đã thương mại hóa và cho ra đời gần 40 sản phẩm có nguồn gốc từ bưởi cùng một số nguyên liệu, thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Theo lương y Đoàn Văn Khanh, mỗi năm doanh nghiệp của ông sản xuất từ 4-5 ngàn sản phẩm (8-10 tấn) cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số quốc gia khác như: Đức, Pháp, Mỹ, Canda, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đối với thạc sĩ Phạm Hồng Thơm, dự án khởi nghiệp được triển khai với sự ra đời của Công ty TNHH MTV cơ khí và tự động hóa Tân Phước Đông (huyện Tân Phú Đông) gắn với hàng loạt sáng chế phục vụ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp như: Thiết bị cân bằng động, máy mài lưỡi cưa, máy cưa CD tự động, máy cưa dĩa, máy bấm me lưỡi cưa, máy mở lưỡi cưa… trong đó, máy cưa CD tự động do anh sáng chế đã được xuất sang châu Phi. Đặc biệt, trong 2 năm 2016, 2017, doanh nghiệp của anh triển khai dự án đầu tư “Xây dựng nhà xưởng, máy móc, thiết bị chế tạo dây chuyền sản xuất lưỡi cưa gỗ CD đính hợp kim tự động (thép gió)” với tổng kinh phí đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng (Quỹ Khuyến công quốc gia hỗ trợ không hoàn lại là 195 triệu đồng). Sau dự án, Công ty TNHH MTV Cơ khí và Tự động hóa Tân Phước Đông trở thành doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Tiền Giang cũng như cả nước làm chủ công nghệ sản xuất lưỡi cưa gỗ CD đính hợp kim tự động và có thể thay thế hàng nhập ngoại.

“Thiết bị đắp bờ” của tác giả Dương Quốc Thái được cấp Bằng độc quyền “Kiểu dáng công nghiệp”

Riêng anh Dương Quốc Thái, sự ra đời của Cơ sở cơ khí Quốc Thái (huyện Cái Bè) gắn với 3 sản phẩm do anh sáng chế gồm: Bộ bông xới, thiết bị đắp bờ, thiết bị đào rãnh nước đã đoạt 3 giải Hội thi là sự thành công vượt bật của người thợ cơ khí được mệnh danh là “kỹ sư không bằng cấp”. Trong đó, kể từ khi sáng chế thành công thiết bị đắp bờ (năm 2016) đến nay, anh đã thương mại hóa và xuất bán khoảng 300 thiết bị cho các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời, xuất khẩu sang thị trường Philipin được 40 thiết bị.

Kỹ sư Ngô Kỷ, nguyên Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng, sau khi tạo ra giải pháp sáng chế, tác giả có thể triển khai dự án khởi nghiệp để thương mại hóa với sự hỗ trợ từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh hoặc có thể bán bản quyền, nhượng quyền thương mại hay hợp tác kinh doanh đối với giải pháp đã được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ...

Cần bản hộ quyền sở hữu trí tuệ

Theo kỹ sư Ngô Kỷ, ngay sau khi tạo ra sản phẩm hay giải pháp sáng chế, tác giả cần tiến hành thủ tục đăng ký để được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Một số hình thức bảo hộ tác giả có thể lựa chọn, bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, khi có xảy ra tranh chấp, tổ chức, cá nhân có văn bằng bảo hộ của Nhà nước mới được cơ quan chức năng xem xét giải quyết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thời gian cấp Bằng độc quyền kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ theo kỹ sư Ngô Kỷ ít nhất là 2 năm vì cơ quan cấp giấy phải mất thời thời gian thẩm tra, xác minh, yêu cầu tác giả bổ túc hồ sơ, chứng minh về hiệu quả, tính mới của giải pháp sáng chế (cấu trúc về cơ khí, vật lý, nguyên tắc tự nhiên...).

Qua thống kê sơ bộ, đến nay số giải pháp đạt giải Hội thi được thương mại hóa gắn với dự án khởi nghiệp thành công tương đối nhiều trong khi chỉ có 3 tác giả làm thủ tục đăng ký cấp Bằng độc quyền và Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong đó, Cơ sở cơ khí Quốc Thái được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền “Kiểu dáng công nghiệp” cho thiết bị đắp bờ và được Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với biểu tượng (logo) của cơ sở; Cơ sở kéo cắt tỉa Phước Lộc (An Hữu, Cái Bè) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 5 Bằng độc quyền “Kiểu dáng công nghiệp”, 1 Bằng độc quyền “Giải pháp hữu ích” và 1 Giấy chứng nhận “Đăng ký nhãn hiệu”. Riêng DNTN Chánh Tân Đức, do lựa chọn đơn vị tư vấn không có năng lực, kinh nghiệm nên mặc dù đã nộp hồ sơ gần 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa được cấp văn bằng bảo hộ.

Thạc sĩ Dương Văn Bon, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, tác giả có giải pháp sáng chế có thể liên hệ với Phòng Quản lý chuyên ngành trực thuộc sở để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục và được giới thiệu đơn vị tư vấn có đủ năng lực, uy tín để hỗ trợ bước lập hồ sơ gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ theo quy định, vừa đảm bảo độ tin cậy, vừa giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian.

“Đối với giải pháp đạt giải Hội thi, để khởi nghiệp, tác giả có thể liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí từ nguồn hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời, tác giả cần xúc tiến việc thành lập doanh nghiệp khoa học – công nghệ để được hưởng chính sách ưu đãi về thuế và được hỗ trợ lãi suất vay vốn (tối đa 50%) tại ngân hàng thương mại cùng một số chính sách ưu đãi khác theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ nếu có dự án đầu tư được Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định đạt yêu cầu” - thạc sĩ Dương Văn Bon cho biết thêm.  

Kỹ sư Ngô Kỷ cho biết, sản phẩm được cấp Bằng độc quyền “Kiểu dáng công nghiệp” được Nhà nước bảo hộ 5 năm và được gia hạn thêm 2 lần (mỗi lần 5 năm); đối với “Giải pháp hữu ích” tổng thời gian bảo hộ là 10 năm và phải làm thủ tục gia hạn, nộp phí hàng năm; đối với “Sáng chế”, thời gian bảo hộ là 20 năm và cũng phải gia hạn, nộp phí hàng năm. Riêng Giấy chứng nhận “Đăng ký nhãn hiệu” được bảo hộ 10 năm và cứ sau 10 năm gia hạn một lần (và được bảo hộ đến suốt đời).

   “Để được cấp Bằng độc quyền, ngoài đảm bảo các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo, khả năng thương mại hóa và sản xuất hàng loạt, giải pháp sáng chế còn phải đảm bảo điều kiện là chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí chuyên ngành tính đến thời điểm đăng ký. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà khi nộp hồ đăng ký, tác giả và đơn vị tư vấn cần đặc biệt chú ý” – kỹ sư Ngô Kỷ khuyến nghị.    

                                                                                                                        YẾN HUỲNH

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.