Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 30/07/2005 15:10 (GMT+7)

Thuốc từ các loài hoa

Với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm hấp dẫn, hoa luôn đem tươi vui đến cho mọi nhà. Nhưng ít người nghĩ rằng hoa còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất công hiệu.


Hoa thiên lý
: Vị ngọt, tính bình, thường được dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc rất phổ biến trong dân gian. Hoa nấu với thịt hoặc rau khổi và lá non mướp đắng vừa có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, làm bớt mệt mỏi, lao lực, vừa bổ dưỡng, giảm sốt, an thần, giúp dễ ngủ và ngủ ngon.


Hoa hòe
: Được dùng dưới dạng nụ với tên thuốc là hòe hoa hay hòe mễ. Nụ có màu vàng lục, thu hái vào buổi sáng, đem phơi nắng nhẹ và thật nhanh cho khô. Theo kinh nghiệm dân gian, những chùm hoa đã có 5-10 hoa nở để hái nụ là tốt nhất. Dược liệu có màu vàng ngà, vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu. Khi huyết áp tăng, lấy hòe mễ (8-16 g) sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Người cao tuổi bị tăng huyết áp dùng hòe mễ rất tốt, vừa nhẹ nhàng, êm dịu, vừa làm bền chắc thành mao mạch, chống hiện tượng phình vỡ, xuất huyết.

Hoa hòe dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Hòe mễ (10 g, sao thơm), hạ khô thảo (12 g, sao vàng), cúc hoa vàng (5 g, sấy khô, vò nát vụn); trộn đều, hãm với một lít nước sôi trong 15 phút, uống làm nhiều lần trong ngày.

Hòe mễ (100 g, sao vàng), hạt muồng (100 g, sao đen), trộn đều, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 5 g, hãm uống.


Hoa kinh giới
: Chính là cụm hoa đã nở kèm theo 1-2 lá ngọn, được dùng với tên thuốc là kinh giới tuệ. Kinh giới tuệ sống có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.

Kinh giới tuệ và rễ bạch chỉ (lượng bằng nhau) phơi khô, tán bột, ngày uống hai lần, mỗi lần 4-8 g với nước chè nóng giúp chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi.

Kinh giới tuệ (12 g); bồ công anh, mã đề, kim ngân, ké đầu ngựa, cam thảo nam, thổ phục linh mỗi thứ 10 g, thái nhỏ, sắc uống, chữa mụn nhọt.

Kinh giới tuệ sao đen có tác dụng cầm máu chữa rong huyết, băng huyết (kinh giới tuệ 12 g, gương sen 20 g, ngải cứu 12g, cỏ nhọ nồi 12 g, rau má 20 g, sắc uống); đại tiện ra máu (kinh giới tuệ và hòe hoa sao đen lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 12 g với nước sắc lá bạc hà); chữa kinh nguyệt ra nhiều (kinh giới tuệ và bồ hóng sao cháy hết khói, tán nhỏ, mỗi lần uống 8 g với nước chè).


Hoa đại
: Được thu hái ngay tại cây hoặc đã rụng (không dùng hoa đã ruỗng nát), hong ở chỗ thoáng mát hoặc phơi sấy nhẹ đến khô. Nhiều người cho rằng hoa đại khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Dược liệu có màu vàng nâu, vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình.

Hoa đại khô (6-12 g) sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống một lần chữa bệnh tăng huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp của hoa đại xuất hiện nhanh và khá bền vững, lại không độc. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức “chè giảm áp” của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 như sau: Hoa đại 100 g, hoa cúc vàng 50 g, hòe hoa 50 g (sao vàng), hạt muồng 50 g (sao đen). Tất cả phơi khô, tán thành bột chia thành gói 10 g. Mỗi ngày dùng 1-2 gói hãm uống. Thuốc còn có tác dụng an thần, gây ngủ nhẹ.

Nước sắc hoa đại còn chữa cảm sốt nhẹ, ho có đờm, kiết lỵ, bệnh tiêu chảy (hemophilia)


Hoa khế
: Vị chua, chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, diệt khuẩn, giảm ho. Hoa khế 12 g, tẩm nước gừng rồi sao, sắc uống chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lỵ (tính chất giống vị ngũ vị tử).

Hoa khế 8 g phối hợp với hoa kim ngân 8 g, lá dành dành 8 g, cỏ nhọ nồi 8 g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g; tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4 g, chữa sốt cao lên kinh giật ở trẻ em.

Hoa khế 16 g, rễ cây canh châu 16 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày, chữa đậu, sởi.
Nguồn: vnexpress.net  21/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.