Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/07/2014 20:54 (GMT+7)

Thuốc kháng sinh: phổ tác dụng càng rộng, tác dụng phụ càng nhiều

  Thưa giáo sư Blaser, đa số các nhà nghiên cứu lo ngại về việc thuốc kháng sinh không còn tác động hữu hiệu đến những căn bệnh nguy hiểm chết người. Trong khi đó, giáo sư lại cảnh báo về việc chúng gây tổn hại đến vi khuẩn đường ruột. 

Tôi không nói về bệnh tiêu chảy mà quý vị bị sau khi dùng một loại kháng sinh. Ở đây tôi muốn nói đến số lượng vi sinh vật lên đến con số hàng tỷ trong cơ thể chúng ta chứ không phải chỉ có loài vi khuẩn trong đường ruột và chúng vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng giúp quá trình tiêu hoá thức ăn, tạo ra các loại Vitamin, bảo vệ chúng ta trước các tác nhân gây bệnh, huấn luyện hệ miễn dịch của chúng ta. Tổng thể vi sinh vật hữu ích này vô cùng đa dạng, phong phú như một cánh rừng nhiệt đới. Tuy nhiên sinh cảnh này đang có những thay đổi.

Và những đổi thay này là do con người tạo ra?

Đúng thế. Tôi cho rằng, những sự thay đổi này là hệ quả không cố ý của một điều rất tích cực – đó là chất kháng sinh. Chúng tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh thậm chí có thể gây chết người. Nhưng dần dà chúng ta cũng nhận ra những hậu quả tiêu cực của các chất kháng sinh: chúng cũng tiêu diệt cả những vi sinh vật hữu ích. Đó là một dạng tổn hại phụ. Và cho đến nay chúng ta chưa chú ý tới cái hậu quả này.

Không thấy giáo sư đề cập tới sự kháng thuốc?

Không, việc tác nhân gây bệnh nhờn thuốc kháng sinh là một chủ đề hoàn toàn khác. Sự nhờn thuốc cũng gây ra những tổn thất về sau, vì trong tương lai thuốc sẽ mất hiệu lực buộc phải phát triển những chất hữu hiệu mới. Nhưng những phí tổn này xã hội phải gánh chịu. Còn hậu quả mà tôi đề cập ở đây là điều mà từng người chúng ta phải gánh chịu khi tổng thể vi sinh vật hữu ích bị rối loạn.

Thưa giáo sư, vậy phải làm gì để tránh các hậu quả tiêu cực, mà không phải tránh dùng kháng sinh để bảo vệ mình?

Điều này liên quan đến việc chúng ta ứng xử như thế nào đối với thuốc kháng sinh. Cho đến nay chủ yếu các bác sỹ kê đơn về các loại kháng sinh-phổ rộng, cùng một lúc diệt được nhiều loại vi khuẩn. Vì các thầy thuốc muốn chắc ăn, bằng cách đó chắc chắn sẽ diệt được tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên phổ tác dụng càng rộng bao nhiêu thì nguy cơ bị những tác động phụ xấu nhiều bấy nhiêu. Sẽ ý nghĩa hơn nhiều nếu dùng đúng loại kháng sinh tiêu diệt đúng tác nhân gây bệnh. 

Thưa giáo sư, hiện đã có những loại thuốc đó chưa? 

Không có đủ để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên hiện đã có một loạt doanh nghiệp trẻ có xu hướng thiên về nghiên cứu đang phát triển những loại thuốc kháng sinh kiểu này. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải có những phương pháp chẩn đoán thích hợp. Vì chỉ khi nào người thầy thuốc trước đó có thể kiểm tra xem loại tác nhân nào gây viêm phổi hay viêm màng não ở bệnh nhân của mình thì bác sỹ mới có thể chọn ra loại thuốc trị bệnh phù hợp. Nếu không thì sẽ là một sự bất hạnh. 

Các nhà sản xuất thuốc kháng sinh thường sản xuất loại phổ rộng để có thể tiếp cận nhiều loại người bệnh là khách hàng

Đúng thế. Nhà sản xuất muốn kê đơn càng nhiều thuốc kháng sinh càng tốt, điều này có thể hiểu được. Tuy nhiên hậu quả sẽ khôn lường và vô cùng tốn kém. Vì vậy chúng ta phải có sự hỗ trợ công đối với việc phát triển các loại thuốc kháng sinh chuyên biệt, kể cả về phương pháp chẩn đoán. Đây là điều không thể thực hiện trong một vài năm, nhưng tôi cho rằng mười năm là một mục tiêu thực tế. 

Vậy thưa giáo sư, từ nay đến lúc đó, phải làm gì?

Chúng ta phải giảm mạnh việc tiêu thụ thuốc kháng sinh. Việc thuốc kháng sinh được dùng làm chất tăng trọng trong nông nghiệp quả là một sự hổ thẹn. Nhưng mỗi người chúng ta cũng có thể đóng góp vào việc này. Thí dụ ta không nên ép thầy thuốc kê đơn thuốc kháng sinh, khi dùng thuốc kháng sinh hoàn toàn vô bổ, thí dụ khi bị nhiễm bệnh virus chẳng hạn. Ngay ở Mỹ vẫn còn khá nhiều người coi thuốc kháng sinh là thuốc chữa bách bệnh. Ở Trung Quốc, tình hình còn nghiêm trọng hơn: ở đó mức tiêu thụ kháng sinh tính theo đầu người cao gấp hai đến bốn lần. 

Về nhân vật:

Martin Blaser, 65 tuổi, là giáo sư về vi sinh vật học thuộc ĐH New York, chuyên nghiên cứu về những loại vi khuẩn hữu ích sinh sống trong cơ thể con người. Về nguy cơ tổng thể vi sinh vật hữu ích trong cơ thể con người bị các loại thuốc kháng sinh đe doạ, mới đây ông đã viết một cuốn sách có tựa đề "Missing Microbes" .

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.