Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 29/07/2017 05:14 (GMT+7)

Thừa Thiên Huế: Chuyển giao giải pháp nuôi tôm bền vững

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS.Trần Hữu Dàng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp hội cho biết: Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 22 ngàn ha... rất thuận lợivà là thế mạnhphát triển nuôi trồngthủy sản. Diện tích nuôi tôm của tỉnh khoảng 6.000 ha chiếm khoảng 1,5% diện tích, tập trung vào các địa phương ven biển và vùng đầm phá như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà.  Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản nên hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và  nuôi tôm nói riêng có xu hướng giảm, đời sống của người dân khó khăn.
Trong những năm qua, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã được chuyển giao tới nông dân đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện đời sống nông dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy vậy, hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở các địa phương trong tỉnh thiếu bền vững,  hiệu quả của công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Thông qua hội thảo này, Liên hiệp hội mong muốn cung cấp thông tin, đẩy mạnh việc triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh vào sản xuất, đời sống, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.
TheoTS. Lê Quang Tiến Dũng, chủ nhiệm đề tài “Điều chế vi bọt khí sử dụng công nghệ điện hóa – siêu âm và ứng dụng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản”, Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác, kết hợp lượng dư thừa các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi đọng lại ở đáy ao nuôi không được xử lý. 
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi, xử lý nguồn bệnh trong môi trường nuôi. Tuy nhiên đâu là giải pháp toàn diện, hiệu quả và bền vững mới là quan trọng. Có rất nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, hộ nuôi khi gặp phải những vấn đề trên đã phải bỏ ra chi phí lớn từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để xử lý môi trường ao nuôi nhưng không đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Mặt khác, việc sử dụng tràn lan các hóa chất để khử trùng nước như Chlorine, Iodin, thuốc tím, formaline,… có thể dẫn đến những hậu quả làm suy thoái môi trường và gây ra hiện tượng nhờn thuốc của các loại vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật gây bệnh.
 Ông Dũng khảng định: Điều chế vi bọt khí sử dụng công nghệ điện hóa – siêu âm và ứng dụng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản” là giải pháp toàn diện, hiệu quả và bền vững trong nuôi tôm hiện nay, được minh chứng qua mô hình siêu thâm canh tôm tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền của công ty cổ phần Thiên An Phú áp dụng. 
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nêu lên những ưu điểm cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện mô hình này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời có giải pháp nhân rộng ra các địa phương khác, giúp người dân khai thác tốt tiềm năng lợi thế trong quá trình sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới. TS.Lê Quang Tiến Dũng và nhóm chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản Trường Đại học Nông lâm Huế khẳng định rằng hiệu quả từ mô hình ứng dụng giải pháp công nghệ điện hóa – siêu âm trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản đã thấy rõ và Thừa Thiên Huế mà đặc biệt là các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà…thừa khả năng để triển khai thành công mô hình, nhưng người người nuôi tômvẫn rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương để mô hình tồn tại, phát triển bền vững.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.