Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 01/08/2024 11:20 (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu Ấn Độ

Tiếp tục chương trình thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, chiều 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo một số Tập đoàn kinh tế hàng đầu Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Rajesh Kumar Singh và một số lãnh đạo Tập đoàn Phát triển hành lang công nghiệp Quốc gia Ấn Độ (NICDC), thuộc Vụ Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại nội địa, Bộ Công Thương Ấn Độ.
Thu tuong Pham Minh Chinh lam viec voi lanh dao cac Tap doan hang dau An DoThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Rajesh Kumar Singh, Chủ tịch Tập đoàn Phát triển hành lang công nghiệp (NICDC) và Cơ quan Xúc tiến và Tạo thuận lợi Đầu tư Quốc gia Invest India. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tại cuộc gặp, NICDC đã giới thiệu về các hành lang công nghiệp, vai trò của các hành lang này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ấn Độ.
Đây là sáng kiến tiên phong của Ấn Độ nhằm phát triển các thành phố công nghiệp mới, thành phố thông minh, tích hợp công nghệ thế hệ tiếp theo, đặc biệt là ngành bán dẫn, cách mạng hóa sản xuất và công nghiệp để củng cố vị thế của Ấn Độ trong chuỗi giá trị toàn cầu, đưa nước này trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu, một cường quốc sản xuất. Ấn Độ đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 1.000 tỷ USD vào năm 2026; Dholera thuộc bang Gujarat là thành phố bán dẫn đầu tiên của Ấn Độ.
Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo NICDC đã trao đổi về các kinh nghiệm, chính sách đáng chú ý, nhất là công tác quy hoạch không gian phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mỗi vùng, địa phương; đầu tư phát triển hạ tầng, giảm chi phí logistics; thủ tục đầu tư, chuyển đổi số; cơ chế huy động nguồn lực, ưu tiên cho một số lĩnh vực như bán dẫn, năng lượng sạch, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…
Thủ tướng đánh giá cao mô hình hoạt động, quy mô, tầm nhìn, vai trò của NICDC đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Ấn Độ trong thời gian qua, đặc biệt là trong phát triển hạ tầng chiến lược, tạo không gian phát triển mới, giá trị mới.
Cho rằng đây là mô hình hay với nhiều kinh nghiệm mà Việt Nam có thể nghiên cứu, tham khảo, Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương phía Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Ấn Độ và NICDC, có thể lập tổ công tác để hợp tác, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Arun Kumar Singh, Chủ tịch Tập đoàn và một số lãnh đạo cấp cao Tập đoàn ONGC Videsh Ltd, thuộc Tập đoàn ONGC - Tập đoàn dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất của Ấn Độ, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò các diện tích dầu khí bên ngoài Ấn Độ đang sở hữu Quyền tham gia tại 35 lô dầu khí ở 15 quốc gia.
Ông Arun Kumar Singh cho biết tại Việt Nam, ONGC Videsh Ltd là đối tác trong Liên doanh 2 lô dầu khí; mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Thu tuong Pham Minh Chinh lam viec voi lanh dao cac Tap doan hang dau An Do-Hinh-2Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Arun Kumar Singh, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo Thủ tướng, cạn kiệt tài nguyên và già hóa dân số là 2 trong số các thách thức toàn cầu. Năng lượng dầu khí là một trong những cân đối lớn, quan trọng, chiến lược của mỗi quốc gia. Cùng với đó, năng lượng sạch từ khí cũng đang được đầu tư, phát triển. Đối với Việt Nam, tiềm năng khai thác dầu và khí trong phạm vi thềm lục địa là rất lớn.
Cho rằng hợp tác dầu khí là một trong những trụ cột trong quan hệ hai nước, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục mở rộng đầu tư vào lĩnh vực dầu, khí, năng lượng tái tạo tại Việt Nam; đề nghị ONGC hỗ trợ đánh giá trữ lượng dầu, khí thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam; nghiên cứu sâu, thúc đẩy đầu tư, hợp tác, thành lập liên doanh với một số đối tác tiềm năng, có năng lực của Việt Nam để phát triển lĩnh vực năng lượng cũng như chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, khoa học quản lý và hợp tác cùng khai thác, phát triển thị trường của nhau, với tinh thần “quyết liệt hơn, mạnh dạn hơn, cụ thể hơn nữa”.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp Ấn Độ và Tập đoàn ONGC Videsh; đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Shikhar Malhotra, Giám đốc Tập đoàn và một số thành viên cấp cao của Tập đoàn HCLTech - Tập đoàn có văn phòng tại trên 60 quốc gia, cung cấp nhiều giải pháp đa dạng trong lĩnh vực quản lý hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dịch vụ điện toán đám mây, an ninh mạng, kỹ thuật và nghiên cứu phát triển... với doanh thu năm tài chính tính đến ngày 31/3/2024 đạt 13,3 tỷ USD.
Thu tuong Pham Minh Chinh lam viec voi lanh dao cac Tap doan hang dau An Do-Hinh-3Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Shikhar Malhotra, Giám đốc Công ty Công nghệ toàn cầu HCL Corporation. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tại buổi tiếp, ông Shikhar Malhotra cho biết Tập đoàn HCLTech đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo ra khoảng hơn 1.000 việc làm thông qua 19 đối tác là các trường đại học của Việt Nam; mong muốn tham gia vào các lĩnh vực như đô thị thông minh, chuyển đổi số, hàng không… tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao mô hình hoạt động, quy mô, tầm nhìn, vai trò của HCLTech đối với sự phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Ấn Độ và các quốc gia khác mà Tập đoàn có chi nhánh, cũng như tại Việt Nam; hoan nghênh dự định hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ của Tập đoàn với Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Thủ tướng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, để đuổi kịp, tiến cùng và vươn lên, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung vào hàm lượng tri thức, kinh tế số, phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo...; đề nghị Tập đoàn HCLTech tiếp tục hợp tác, đầu tư hạ tầng số, chia sẻ kinh nghiệm quản trị thông minh, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế tri thức, kinh tế số, đổi mới sáng tạo, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, an ninh mạng...; đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, với giá thành hợp lý, trên tinh thần “hai bên cùng có lợi”.
Theo Phạm Tiếp/TTXVN

Xem Thêm

VAA triển khai đào tạo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Ngày 16/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) và Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tại Việt Nam đã trao thỏa thuận hợp tác triển khai Chương trình đào tạo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - IFRS.
Khởi động hai dự án về bảo vệ động vật hoang dã
Vừa qua Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - SVW) và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã tổ chức thành công lễ khởi động hai dự án về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD).
Bình Thuận: Tìm giải pháp vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại
Sáng 19/9, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới 1986 - 2023”.
Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế cho các hội thảnh viên và tổ chức trực thuộc trong hệ thống VUSTA
Ngày 09/9/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế cho các hội thành viên và các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc khu vực phía Nam”.

Tin mới

Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.
Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.