Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2013 22:35 (GMT+7)

Thư gửi các bạn ở Hà Nội

Việt Minh! Chính tôi muốn nói về họ với các bạn, dù chỉ để thỏa mãn một sự tò mò, dù chỉ để xóa tan nhừng hiểu nhẩm và định kiến - vì đây lả trường hợp của số đông. Việt Minh không phải là bọn cướp, cũng không phải là những kẻ thù ghét người Pháp, mà chỉ là những người căm ghét chủ nghĩa phát-xít và muốn giải phóng đất nước khỏi ách Nhật Bản. Đấy là nhừng phẩn tử sống động nhất, chân thành nhất của một đất nước đang sôi động và đầy sức sống. Chớ có đánh giá họ qua những người An Namthành phố, nhiều khi đã trở nên hèn hạ vì những thủ đoạn và tham vọng, hay cố che dấu suy nghĩ của mình vì sợ cảnh sát. Tôi không nói đến những toán người nghèo khổ hay lừa đảo mà cơn báo táp đã đẩy họ ra đường phố thủ đô, và số đông họ đãkhiến cho nhiều ngườiPháp bị mù quáng. Cuộc hành trình đã đưa chúng tôi tiếpxúcvới những con người tuyệt vời và đấy là một trongnhững niềmvuilớn của chúng tôi.

Ngay từ những phát súng đầu tiênngày 16tháng 7, ba lô của chúng tôi đã sẵn sàng và quyếtđịnh đi vào cuộc phiêu lưu, một vài mối quan hệ của chúng tôi với một số người Việt Minh đã thúc đẩy chúng tôi. Ngày hôm sau, được một người chỉ huy cuộc tấn công khẩn cấp báotrướcchồngtôivà một người bạn trẻ đã hợp sức đào hai khẩu súng được dấu khi quân Nhật tịch thu, và những tiếng súng đầu tiên của kẻ thù đã nổ gần khách sạn, khi chúng tôi men theo đường đèo, cùng với 7 người bạn, và ngay sau đó đã được một nhóm10 người khác nhập vào.

Ba lô đè nặng trên vai, nhưng lòng chúng tôi nhẹ nhõm: không khí đã cảm thấy hăng say. Tuy nhiên, đã biết thế nào là rừng rú, chúng tôi không che dấu những khó khăn và nguy hiểm của hành trình, với một đứa con 6 tuổi đi theo. Quả thật chúng tôi tin vào những người dẫn đường và ngay từ khi xuống dốc, trong tiếng lựu đạn và tiếng súng, chúng tôi được khích lệ bằng những khuôn mặt cởi mở, những nụ cười chân thật, những bàn tay đưa ra khi đi qua. Nhưng lúc đó, chúng tôi không thể nghi ngờ gì về sự hoàn thiện của một tổ chức vì nó đã làm được điều kỳ diệu là khiến cho cuộc hành trình vất vả khó khăn này trở thành một chuyến đi thú vị nhất, hứng khởi nhất, vì hơn cả những phong cảnh hoang sơ hay niềm nở, hơn cả sự quyến rũ của ánh trăng, hơn cả mùi vị của những bữa cơm An Nam tuyệt vời, chúng tôi được hưởng niềm vui kết mối quan hệ trực tiếp và chân thành của những người chỉ huy trẻ tuổi, thông minh và nhiệt tình và đằng sau họ là cả một dân tộc đang có cùng một bầu nhiệt huyết.

Từ lò đốt than, chặng đầu tiên cách X.. vài cây số, người ta cho chúng tôi trú trong một mái lều ngay giữa rừng. Không biết chúng tôi phải kinh ngạc như thế nào khi nghe tiếng chuông một cái điện thoại dã chiến rung lên và được biết người ta lo lắng tổ chức chuyến đi cho chúng tôi. Vì phải đưa đi qua một nơi hơi thiếu an toàn, người ta quyết định chia chúng tôi thành hai nhóm, nhóm cơ động nhất, nghĩa là có ít trẻ con hơn ( có 6 trẻ em trong nhóm thứ hai, và đứa bé nhất chỉ có 27 tháng tuổi ), phải đi trước trong đêm và vượt qua các trạm dừng chân, nhóm kia phải đi từ từ hơn, với tất cả những người mang vác cần thiết đi theo. Vào lúc tôi đang viết, tất cả trẻ em đều ở cùng, tại nơi nào đó trên biên giới mạn Ngược; chúng vẫn hồng hào và vui vẻ, không một đứa nào thấy khổ sở vì chuyến đi...

Ở X... Chúng tôi được một đội gồm những chàng trai dễ mến và đầy quyết tâm phụ trách. Buổi sáng, khi tập hợp , người ta hát những bài theo nhịp thay cho lời kêu gọi của các chiến binh, trước cảnh tượng đó, chúng tôi lấy làm tiếc là không có máy quay phim, vì nó đáng được ghi lại: trang bị tạm bợ, mỗi người một kiểu, những khẩu súng trường cổ lỗ bên cạnh những tiểu liên Sten hay trung liên Bren 43; nhiều người mặc quần áo rách và đi chân đất, nhưng là những con người từng trải, lòng quyết tâm lộ rõ trong đôi mắt. Về những đôi mắt đó cũng cần phải nói vài lời: không hề có dậu hiệu nào của sự che dấu nào, đấy là những đôi mắt nhìn thẳng vào mắt khi gặp nhau và khi chào nhau; nắm tay đưa lên hay bàn tay đưa ra nói lên sự tin cậy và tình bạn, và khẳng định rằng chúng tôi đang sống trong một thế giới khác, khác xa cái thói nô lệ thường thấy ở thành phố cũng như cái thói kiêu căng thuộc địa. Một người chỉ huy được giới thiệu, cứng rắn, trầm lặng, gần như khắc khổ và chúng tôi lên đường để vượt qua chặng đường gay go nhất của chuyến đi: đi cả ngày lẫn đêm, lúc thì có trăng rồi không trăng, qua các con đường bờ ruộng hoặc băng rừng, đôi khi không có lối đi, thằng bé Joel khiến chúng tôi ngạc nhiên vì sức chịu đựng của nó, nhưng cuối cùng cũng phải cõng nó, và hai mươi ký của nó không làm dịu bớt một nón chân bị thương, mà ở chặng sau phải giật móng chân ra.

Đến D..., một làng Mán gồm 5 hay 6 ngôi nhà rộng rãi, dựng trên sàn thấp ( vừa đủ chỗ bên dưới cho lợn ở ), người ta ra lệnh cho chúng tôi nghỉ vài ngày để nghỉ ngơi, và chăm sóc đôi chân - điều đó là cần thiết - và chờ nhóm đi chậm nhất đến . Họ đến với chúng tôi ngày hôm sau nữa, và những giấc ngủ, những bữa cơm ngon, được tắm rửa, đã làm chúng tôi hoàn toàn phục hồi. Chúng tôi đã có dịp kết bạn với những người Mán và các chiến sĩ đi ngang qua đó. Luôn luôn với tinh thần phấn khởi vì sự nghiệp, vẫn những cái nhìn thẳng thắn, những tình cảm bộc lộ chân thành. (sau đó chúng tôi được biết rằng những người chỉ huy luôn lo ngại không biết dân chúng có luôn tỏ ra niềm nở hay không; chúng tôi có thể đảm bảo rằng không một phút giây nào sự chân tình đó bị giảm sút). và chúng tôi luôn xúc động vì sự quan tâm để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mình: khắp chỗ nào cũng có những chiến sĩ trẻ canh gác, vũ khí cầm tay, người ta cho chúng tôi ẩn náu trong rừng mỗi khi có báo động, người ta báo hiệu từ rất xa những kẻ lạ đến gần, họ thường xuyên thay đổi chỗ ở của chúng tôi cho đến khi được vào sâu trong vùng giải phóng, ở đó người ta vẫn luôn canh gác, nhưng ban đêm yên tĩnh, và mọi điều bất ngờ đều được xua tan..., trừ những điều bất ngờ tốt.

Từ đây các chặng đường trở nên ngắn và dễ dàng: những cuộc dạo chơi thực sự và luôn luôn mỗi khi đến nơi, lại tìm thấy niềm vui được tắm mát dưới dòng sông chảy xiết và những bữa ăn mà người phụ trách địa phương, ông Tung, cố tìm mọi cách đổi món, không thiếu gì nào dê, nào gà, cho chúng tôi nào dứa, chuối hay quả rừng. Tôi nói rõ là "cho", vì từ khi xuống núi, Việt Minh đã hoàn toàn gánh vác mọi chi tiêu, không để ai phải trả tiền bất cứ quả cuối hay quả trứng nào, thậm chí còn bắt trả tiền lại cho chúng tôi khi chúng tôi mua một đồng những quả dại của một người không quen biết. Khiến chúng tôi không còn dám bảy tỏ ý thích của mình, nhưng người ta vẫn đoán ra và bất đắc dĩ chúng tôi phải nhận.

Tôi chưa nói đến sự liêm khiết hoàn hảo mà Việt Minh đã thực hành ở vùng giải phóng: thật ra, vào thời nào những ngýời sơn cước Thổ hay Mán đều thật thà, nhưng cũng có những ngoại lệ. Lúc này, việc ãn cắp đã tuyệt đối xóa bỏ, nó giống như một điều cấm kỵ về tôn giáo. Trong những ngôi nhà người ta cho ở, chúng tôi để vương vãi quần áo, giầy dép hay hộp đường mỗi khi tất cả đi tắm: chưa hề mất một cái gì trừ một chiếc nịt ngực bị rơi xuống chỗ lợn ở và bị chúng giằng xé ngay. Trong khi xuống núi, một người tù chưa có tinh thần của Việt Minh, đã tụt lại sau với một cái áo khoác có 1.600 đồng khâu trong lần vải lót mãi hôm sau có bà R... mới phát hiện ra chiếc áo biến mất; bà báo cho người chỉ huy biết, và nửa tiếng sau, người ta đem lại cái áo với tiền đầy đủ.Đó là vụ ăn cắp cuối cùng mà chúng tôi nhận thấy. Viên trung úy Mỹ gặp hômqua đã nói với chúng tôi lòng kính phục đối với dân tộc này: một cái hòm đầy đồng tiền vàng đã bị bật nắp khi thả dù xuống, và một trận mưa vàng đã đổ xuống cạnh một ngôi làng, hai mươi phút sau, cả một đám đông chạy đến gặp viên trung úy mang trả những đồng tiền. Không thiếu một đồng nào!

Chúng tôi còn ở lại ba ngàyC...một ngôi làng khác trên nhà sàn, lần này thì sàn cao hơn. Thời gian không đè nặng chúng tôi, vi các bạn đã tìm mọi cách làm cho chúng tôi thoải mái: những người dân binh kể cho nghe chiến tích và niềm hy vọng của họ, tất cả đều đối xử với chúng tôi trong tình bạn hoàn hảo. Một lá thư của ủy ban lâm thời Khu giải phóng hỏi thăm về những yêu cầu của chúng tôi, và người ta cử ông An đến, một trí thức có bắp chân rắn rỏi, có vẻ dịu dàng nhưng kiên quyết. Ông ta đi cùng chúng tôi, qua các thửa ruộng, dưới rặng tre hay dưới lòng suối, cho đến chỗhiện nay, mà nhiều điềụbất ngờcòn dành.cho chúng tôi. Trước hết là một viên trung úy Mỹ cao lớn, được Việt Minh báo cho biêt, đã đến chỗ chúng tôi. .Ông ta lo lắng về những nhu cầu của chúng tôi (thuốc ký ninh, giày, bít tất, sôcôla hay kẹo) và sẽ tổ chức chuyến đi băng máy bay cho phụ nữ và trẻ em đến Côn Minh. Chúng tôi tưởng trong mơ và nhớ lại những câu chuyện cổ tích hồi bé, nhưngở đây những nàngtiên là có thực và có hiệu quả. Ông Ph... đó đi cùng một nhóm những người chỉ huy trẻ tuổi đã tham gia hoạt động từ nhiều năm, và họ đã khiến cho chúng tôi biết về lý tưởng của Việt Minh và sức mạnh tuyệt vời đang thúc đẩy cả dân tộc An Nam.Tất cả những người chỉhuy đó đều tỏ sự vui mừng cuôi cùngđã nối lại được dâyliên hệ thân thiện và chân thànhvới ngườiPháp, vượt qua những định kiến và tưlợi. Tất cả đều cóvăn hóa Pháp và quyết tâm khẳng định tình thân thiệnvớiPháp bằng sự tăng cường quan hệ giữaĐông Dương với nước chúngta, nhưng họ muốn có mộtĐông Dươngtự do. Đông Dương có thể và phải được như thế; đối với chúng tôi, bằng chứng đã rõ ràng, vì khắp nơi, mỗi người nông dân đều chia sẻ ý chí của các người chỉ huy, tất cả đểu hợp đoàn chống Nhật, và lòng căm thù của họ gợi lại vô số kỷniệm:giết chóc, cản quét,đốt nhà hay tra tấn. Tất cả đều sẵn sàng chiến đấu dũng cảm và hy sinh vì sự nghiệp; tất cả đàn ông và đàn bà, vì rấtnhiều những nữ dânquân mà chúng tôi biết được: những cô gái miền núi tròn lăn bắp thịt rắn chắc, bàn chân to, hay những cô gái mảnh mai của vùng đồng bằng, tay chân nhỏ nhắn, tất cả đều cứng rắn hướngvề một mục tiêu và sẵn sàng chứng tỏ cho nam giới thấy. Những người phụ nữ cũng đã qua thử thách: mộ cô gái ở Hà Nội, ngày 10 tháng 3, đã dán tờ áp phích đầu tiên kêu gọi nhân dân đoàn kết chống Nhật; lại một cô gái nữa, cúi mình xuống bờ ao gần sông Đuống, làm ra vẻ đang mò cua, khi một đoàn quân Nhật đi qua, cô gái vụt đứng dậy và hạ được năm tên bằng một loạt tiểu liên. Tất cả những người phụ nữ đó đều rời bỏ gia đình và những thú vui của cuộc sống ổn định, để đối mặt với cái chết, những thử thách và nhất là bệnh tật: sốt rét là kẻ thù đầu tiên trong rừng, mà một thời gian dài, Chính quyền không muốn tìm hiểu, đã săn lùng những toán người đó, với ly do làtrấnáp giặc cướp; thuốc ký ninh hoàn toàn thiếu ở nhiều nơi. Những người đàn ông đều kính trọng các nữ chiến sĩ đó, ngưòi ta tự hào về họ; về phần mình, cánh đàn ông cũng đã tiến xa trong sức chịu đựng và từ bỏ mọi tiện nghi sinh hoạt. Một người, thuộc gia đình giàu có và là luật sư tập sự, sống khiêm tốn trong bộ quần áo “củ nâu” bình dị, hoàn toàn chỉ sống bằng cơm và nước chè, không biết đến ngủ trưa va sự an toàn từ nhiều năm nay. Nhưng tôi đã sai khi chỉ kể đến một người; tất cả đều tuyệt vời và hoàn toàn khiêm tốn như nhau. “Đó là nghĩa vụ của chúng tôi”, họ nói, và điều đó có vẻ như là tự nhiên.Tất cả đềuchứng tỏ một trí thông mình cực kỳ có tổ chức: mỗi làng có ủy ban của nó, người phụ trách có liên hệ với ủy ban, từ huyện lên đến tỉnh... Khắp nơi đều có liên lạc, khắp nơi đều có trại huấn luyện, khắp nơi đều có một tổ chức tuyên truyền khôn khéo và chân thành, đâu đâu cùng quyết tâm và nghị lực.

Chúng tôi không bao giờ quên buổi tối hôm qua đã hội họp chúng tôi lại. Ông Văn, người chỉ huy đến lúc này, hình như là người có uy tín nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất, đã nói với chúng tôi bằng những lời lẽ đơn giản và cương quyết, những nỗ lực kéo dài của Việt Minh để bắt liên lạc và làm cho người Pháp hiểu họ, nhưng không có kết quả. Đáng tiếc là họ đã nói với một Chính quyền đế quôc, người ta đã trả lời bằng sự tăng cường cứng rắn trong đàn áp cảnh sát. Sô' đông người Pháp vẫn không được biết và những cố gắng của một nhóm người có cảm tình trở nên bất lực. Điều ngao ngán nhất, là trước và nhất là sau biến cố 9 tháng ba, các đảng phái phản bội thân Nhật đã khai thác những sự hiểu nhầm, những mối hận thùgiữa người Pháp và người Nam, những ác ý và vụng về của Chính quyền, để đào cái hốngày càng sâu và gây nên những xung độtrấtđáng tiếc về cả bên này lẫn bên kia. Và đây lànơiđảm bảo rằng trách nhiệm của Việt Minh là phải luôn luôn hành động chống lại những phong trào thuần túy bài Pháp, đôi khi thậm chí không được người của họ hiểu cho. Tất cả những người Pháp ở Tam Đảo đều nhận thấy một sự thay đổi đột ngột trong cung cách của người An Nam đối với họ, sau khi có một vài phái viên của Việt Minh được xác nhận là đã đi qua. Người của Việt Minh đã báo trước cho tất cả những người Pháp ở Tam Đảo để tổ chức di tản họ sang Trung Quô'c, trước khi tấn công đồn Nhật, nhưng mệnh lệnh của họ không được thi hành. It ra họ cũng lợi dụng việc ra đi của nhóm chúng tôi để xác nhận thiện chí của mình, lòng ham muốn chân thành kết tình hữu nghị với người Pháp. Với tất cả tấm lòng, chúng tôi đáp lời kêu gọi của họ và muốn tất cả đồng bào chúng ta chia sẻ tình cảm của mình; trước hết, mọi người cần hiểu rằng thời thế đã thay đổi, thời đại của chủ nghĩa đế quốc không còn nữa. Đông Dương đã thực tập nền độc lập, họ phải trả bằng giá đắt hàng ngày, họ xứng đáng và quyết tâm đạt được.

Chúng tôi ý thức đang làm tròn một nghĩa vụ cấp bách khi khẩn khoản yêu cầu những người Pháp còn ở lại Hà Nội hay nơi khác, ở Đông Dương chưa được giải phóng, 1hãy thức tỉnh trước thực tế đó. Với tất cả tấm lòng, chúng tôi mong rằng vào giờ phút của cuộc chiến cuối cùng này, các bạn đừng làm hoen ố vì những cử chỉ bôi nhọ mối quan hệPháp-Nam.Chúng tôi khẳng định rằng Việt Minh cam kết phát triển mối quan hệ thân hữu, đưa đến tăng cường trao đổi kinh tế, kỹ thuật, văn hóa với nước chúng ta, khiến cho việc giải phóng Đông Dương sẽ là bình minh của một tình bạn mới và thực sự nhân đạo, tài sản quí giá nhất cho những người có thiện chí trên tất cả các nước.

Ngày 23 tháng 7 năm 1945Maurice và Yvonne Bernard

(Cựu giáo sư trường Trung học AlbertSarraut)

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.