Thông tin cho nông dân - ít và khó tiêu hoá
Ông Ngô Đức Minh cho rằng thông tin cho nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, loa truyền thanh, v.v..., chưa nhiều và chưa thật sự phù hợp với nông dân.
Mặt khác, thông tin cho nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay chỉ phù hợp với những người sản xuất quy mô lớn nhưng cũng chưa phù hợp với những điều kiện của các địa phương khác nhau. Không những thế, nội dung thông tin không có tính kịp thời, khó hiểu, khó làm theo, v.v...
Tuy nhiên, lại có không ít ý kiến ngược lại về sự thụ động của không ít nông dân trong tiếp thu thông tin. TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hoá Điện hoá, tỏ ra lo ngại về sự ì trệ của không ít nông dân trước những cái mới. Ông cảnh báo một bộ phận không nhỏ nông dân không sẵn sàng học hỏi dù nội dung các chương trình truyền thông có đơn giản mấy.
TS. Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Dự án Cổng Phát triển Việt Nam VnDG, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững, Phó Giám đốc VDC1, cho rằng bên cạnh truyền hình, phát thanh, v.v..., nên đưa vào khai thác công nghệ thông tin và truyền thông để phổ cập thông tin hiệu quả hơn cho nông dân.
Để người sử dụng sản phẩm thông tin là nông dân trở nên tích cực, chủ động hơn, TS Khải đề nghị, cách bền vững nhất là để nông dân cọ sát hơn nữa với thị trường, để họ "nếm mùi" cạnh trạnh hơn nữa. Để đạt được đích đó, nhà nước cần xem xét điều chỉnh các chính sách trợ giá các sản phẩm nông sản ở mức độ nhất định. "Nếu tính toán không kỹ, trợ giá có thể triệt tiêu động lực đổi mới tư duy trong nông dân và chỉ tổ "dung dưỡng" tâm lý bảo thủ từ ngàn đời nay của họ", TS Nguyễn Văn Khải nói.
Trong năm 2005 sẽ có 2.700 trêntổng số 7.000 điểm bưu điện văn hoá xã được kết nối Internet. Nhiều chuyên gia cho rằng nên xây dựng nhiều website có chuyên trang dành cho nông dân.Nguồn: netnam.vn 16/7/2005