“Thờ ơ” với cân nặng dễ gây nguy hiểm
Hiểm họa từ sự chủ quan về cân nặng
Béo phì đã trở thành mối lo ngại của toàn cầu trước sự gia tăng nhanh chóng của bệnh và những hậu quả đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ, làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mãn tính. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng trên cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dựa trên sự phân bố của mỡ dự trữ trong cơ thể, người ta phân loại béo phì thành 3 loại: thừa cân vùng thấp, thừa cân ngoại vi và thừa cân trung tâm. Đối với thừa cân ngoại vi, mỡ thừa được phân bố tập trung ở chân tay, ngực,… Thừa cân ở vùng thấp thường gặp ở phụ nữ, mỡ thừa tập trung ở mông, đùi. Hai dạng thừa cân này không gặp nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Ví dụ minh chứng rõ nét nhất cho kết luận trên chính là hình ảnh của các võ sĩ Sumo Nhật Bản. Trung bình 1 võ sĩ Sumo có cân nặng từ 130-250kg và họ rất mạnh khỏe.
Còn đối với thừa cân trung tâm, mỡ thừa tập trung chủ yếu tại một khu vực như bụng, nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nhất. Mỡ bụng là sự tổng hợp của mỡ bụng toàn phần, mỡ nội tạng và mỡ vùng da bụng. Những người không béo nhưng có mỡ bụng cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đường huyết, đột quỵ,…
Để lý giải tại sao béo bụng làm tăng nguy cơ tử vong, tiến sĩ Tiến sĩ Gregg Fonarow, Giáo sư Tim mạch Đại học California, Los Angeles cho biết: “Béo bụng là sự hiện diện của chất béo dư thừa ở bụng. Trong điều kiện này, lượng chất béo lắng đọng ở vùng bụng không chỉ tồn tại ở dưới da mà còn tập trung xung quanh các nội tạng, hay còn gọi là mỡ nội tạng. Khi mỡ tích tụ nhiều sẽ tăng sản xuất cholesterol LDL xấu vào máu, gây tích tụ trên thành mạch máu khiến động mạch cứng và hẹp hơn. Đồng thời khiến cơ thể tăng tiết insulin đột ngột gây ra kháng insulin từ đó dẫn tới các căn bệnh của hội chứng chuyển hóa, bao gồm: tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao”.
Tiến sĩ Francisco Lopez Jimenez, bác sĩ tại bệnh viện Mayo ở Rochester cho biết: “Những người có cân nặng bình thường có ít khả năng để họ cảm thấy mình phải thay đổi lối sống. Nhưng béo bụng hoàn toàn không tốt ngay cả với những người có cân nặng bình thường”.
Kiểm soát mỡ bụng để có sức khỏe vàng
Để giảm mỡ bụng là một điều không dễ dàng. Mỡ bụng là một trong số những hậu quả của rối loạn chuyển hoá dinh dưỡng. Vì vậy, điều tiết chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách, khoa học sẽ giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.
Giảm vòng eo nhờ cắt giảm khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể. Người có mỡ bụng nên giảm bớt các loại chất béo, các loại thịt đỏ và tăng cường các loại thực vật như đậu, ngô... và xơ, các loại trái cây chứa glucosamine, các vitamin và dầu thực vật để bảo đảm đủ chất. Đồ uống chứa cồn nên tránh dùng vì có tác dụng tích mỡ.
Ngoài ra, người có mỡ bụng nên “giải quyết” rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể một cách triệt để giảm gánh nặng bệnh tật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân rối loạn chuyển hóa mỡ chủ yếu do chất béo đưa vào cơ thể không được chuyển hóa thành năng lượng mà tích tụ lại gây ra mỡ nội tạng (thường xuất hiện ở vùng bụng).
Để hạn chế rối loạn chuyển hóa mỡ và giảm cân, các nhà khoa học đã chỉ ra các chất đạm có thể giúp làm tăng cường quá trình hô hấp tế bào, tăng chuyển hóa cơ bản, đốt cháy glucose và lipid trong cơ thể dẫn đến tiêu thụ ca-lo, giảm tích mỡ thừa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.