Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/07/2005 14:53 (GMT+7)

Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống

Khi xây dựng trại sản xuất giống tôm sú, có hai yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm tôm giống:

- Chọn được địa điểm thích hợp (thỏa mãn được các yêu cầu về: nguồn nước biển, nước ngọt sạch; nguồn cung cấp tôm bố mẹ; thuận tiện về giao thông; gần vùng nuôi tôm thịt để điều phối giống dễ dàng; thuận lợi về nguồn cung cấp điện).

- Thiết lập các bể ương nuôi, lắp đặt các dụng cụ trong trại tôm đúng phương pháp để điều hành hữu hiệu hoạt động của trại.

Chúng tôi giới thiệu một kiểu thiết lập các bể ương nuôi và lắp đặt các dụng cụ trong một trại sản xuất tôm giống công suất 1 triệu tôm Poslarvea giai đoạn 15 ngày tuổi (PL15) để bạn đọc tham khảo.

Trong trại sản xuất tôm giống cần có nhiều bể: Bể lắng, lọc nước, bể nuôi tôm bố mẹ, bể ấp trứng, bể nuôi ấu trùng tôm, nuôi tảo, nuôi artemia và bể ương tôm. Bể có thể xây bằng gạch láng xi măng, làm bằng gỗ hoặc bằng vật liệu composit. Song tất cả các bể phải đạt yêu cầu: Đáy bể thấp về phía thoát nước, đáy và xung quanh thành bể được láng nhẵn.

- Bể lắng, bể lọc nước: Hai loại bể này thể tích càng lớn và đặt ở vị trí càng cao càng tốt, vì chứa được nhiều nước và dẫn nước được nhanh đến các bể nuôi. Bể có dạng hình khối vuông hoặc chữ nhật có kích thước như sau: Hai bể chứa nước: 4m x 3m x 1,5m; 1 bể lọc nước: 1,5m x 1,5m x 1,2m.

- Bể nuôi tôm bố mẹ:Đặt ở trong nhà để tránh ánh nắng trực tiếp và nước mưa ảnh hưởng đến tôm. Bể có dạng hình tròn để tạo dòng nước chuyển động tròn liên tục quanh bể, đồng thời hạn chế được mức độ tôm bị tổn thương do đâm vào các góc bể khi dùng vợt bắt để kiểm tra. Bể có dung tích 5 x 5 x 1,2m với số lượng là hai bể. Trong mỗi bể đều lắp đặt các ống thoát nước để kiểm soát mực nước trong bể.

- Bể ấp trứng: Đặt trong nhà và được che kín ánh sáng khi ấp trứng và khi trứng nở. Bể hình tròn hoặc hình vuông, dung tích từ 3 đến 10m 3 .

- Bể nuôi ấu trùng tôm: Đặt trong nhà để tránh mưa và không nên làm bằng vật liệu trong suốt để tránh ánh sáng mạnh gây hại đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng, nhất là giai đoạn Nauphius, Protozoca. Bể có dung tích 3m x 1,5m x 1,2m và số lượng từ 2 đến 4 bể; mỗi bể đều có một ống thoát nước để kiểm soát được mực nước và dễ thu hoạch ấu trùng.

- Bể nuôi tảo:Đặt ngoài trời, trong bể đặt máy thổi khí để làm cho tảo luôn nổi lơ lửng trong nước. Kích thước bể 1,5m x 1m x 1,4m, có từ 3 đến 4 bể.

- Bể nuôi artemia:Dạng hình nón, phần đáy trong suốt, để khi artemia nở ấu trùng thường tập trung ở đáy và vỏ nổi lên trên, do đó, dễ tách ra khỏi vỏ. Bể có dung tích 0,2 đến 1m 3 .

- Bể ương tôm:Đặt ngoài trời để dựa vào ánh sáng tự nhiên cho tôm phát triển. Song mặt bể phải che phủ bằng lưới để phòng chim và động vật khác đến ăn tôm khi vắng người. Bể sâu 0,6 đến 1m và diện tích tuỳ thuộc vào lượng tôm ương.

Ngoài các bể ương, trong trại giống còn lắp đặt những thiết bị để vận hành sản xuất. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống cung cấp nước biển. Hệ thống này gốm ba phần chính: đưa nước từ biển vào trại, các thiết bị lọc nước và bể chứa nước biển đã lọc.

Nước mặn có thể lấy trực tiếp từ biển hoặc lấy từ nước ngầm dưới đất có ưu điểm là đã được lọc qua tầng đất, do đó không cần phải lọc lại. Song chúng lại chứa nhiều chất khoáng như lưu huỳnh và chất sắt, việc loại bỏ các chất này nhiều khi gây tốn kém. Vì vậy hiện nay giải pháp lấy nước mặn trực tiếp từ biển vào cần chú ý:

- Vị trí lấy nước phải nằm thấp hơn mực nước ròng thấp nhất và ở độ sâu ít nhất 2m dưới mặt biển tại thời điểm nước ròng. Đồng thời phải cao hơn đáy biển là 3m để có nước bơm liên tục, nước không bị váng dầu và sinh vật trôi nổi cản trở, đồng thời cũng tránh được lớp bùn do dòng thủy triều khuấy động.

- Điểm tiếp nhận nước biển được giữ yên tĩnh tại vị trí cố định bằng neo chìm, phao nổi và được bao che bởi lưới lọc bằng kim loại để ngăn ngừa cá, nghêu, sò, bao nilông và các vật thể khác xâm nhập làm tắc nghẽn đường nước vào.

Nước mặn đưa từ biển vào bể chứa bằng máy bơm quán tính làm bằng thép không gỉ hoặc gang đặt trong nhà có mui che nắng, mưa. Nước biển dẫn vào bể chứa nước bằng hai ống dẫn, mỗi máy bơm bơm nước vào một đường ống và thay phiên nhau hoạt động suốt ngày, suốt vụ.

Nước biển sử dụng nuôi tảo, ấu trùng tôm phải được lọc kỹ, loại bỏ những vật thải, rác v.v... Tùy thuộc vào số lượng và các chất cần loại bỏ mà sử dụng các phương pháp lọc khác nhau:

- Lọc bằng túi thường được áp dụng ở những nơi nước biển tương đối sạch và chỉ cần lọc sinh vật trôi nổi và rong biển.

- Lọc bằng bình lọc áp suất: phương pháp này áp dụng cho vùng có nước biển trong.

- Lọc bằng bể lọc trọng lượng trên cao so với bể chứa ít nhất là 2m. Hệ thống lọc gồm nhiều lớp than, cát, sỏi, vỏ sò, san hô. Nước bơm vào bể lọc, thấm qua các lớp lọc, các cặn bã được giữ lại trong chu trình lọc.

Do nước sạch cung cấp cho các bể nuôi chậm, cho nên phải xây một bể chứa nước lọc dự trữ. Bể dự trữ nước lọc có dung tích càng lớn càng tốt. Song ít nhất cũng bằng nhu cầu nước lọc hằng ngày cho toàn trại. Bể này được đặt ở vị trí cao để phân phối nước sạch đi các bể dễ dàng.

Ngoài ra trong trại phải xây dựng hệ thống thoát nước thải. Bể có dung tích 5m x 3m x 1,2m, xây ngầm để lắng cặn và khử trùng trước khi cho thải ra ngoài. Để điều hành hữu hiệu hoạt động của trại sản xuất tôm giống, cần được trang bị đủ các dụng cụ như:

- Máy bơm để phân phối nước từ bể trữ nước lọc đến các bể nuôi.

- Các dụng cụ đo lường, điều tiết môi trường như: máy đo lường khí, máy đo độ chua của nước, máy đo độ chua của đất, đo độ mặn của nước biển. Các dụng cụ đo amoniăc, nitrit, nitrat, cholorin, độ cứng của nước.

- Kính hiển vi để chuẩn đoán bệnh của ấu trùng và đếm ấu trùng, artemia.

- Máy rửa bể bằng áp suất nước.

- Máy xay điện làm thức ăn cho ấu trùng.

- Lưới vớt sinh vật trôi nổi (thực vật phù du, động vật phù du).

- Lưới lọc ấu trùng.

- Các dụng cụ phòng thí nghiệm.

- Các dụng cụ khác: thùng chậu, ống PVC.

Nguồn: KH&ĐS số 25 (1743), ngày 28/3/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.