Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 07/10/2014 17:52 (GMT+7)

Thế hệ vàng của luật sư Việt Nam

  Ở trong nước, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp phát triển rất mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều đảng phái, nhiều phong trào. Trong bối cảnh lịch sử đó, tại Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp trí thức cấp tiến, được đào tạo trong môi trường Tây học, trở thành những người có tên tuổi, có trình độ học vấn cao, nhiệt tâm, yêu nước.


Đứng trong hàng ngũ những trí thức lớn này, những trí thức có xuất thân từ nghề nghiệp luật sư khá đông đảo. Đây là thế hệ luật sư đầu tiên và được coi là thế hệ vàng của giới luật sư Việt Nam, bởi lẽ đây đều là những con người tài năng, có tâm huyết, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như báo chí, giáo dục, pháp luật… và có nhiều đóng góp cho nước nhà. Họ đều từng giữ những chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Luật sư Phan Văn Trường (1876 - 1933), người được biết đến với tư cách là luật sư cũng như Tiến sĩ Luật học đầu tiên của Việt Nam. Ông là một trong bốn người ký tên trong bản "Revendications du peuple annamite" ("Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam", hay còn gọi là "Yêu sách của nhân dân Việt Nam") năm 1919 với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc và được coi là "kiến trúc sư" của văn bản này. Ông cũng là người đầu tiên đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels trên báo

thv12

. Luật sư, luật gia Vũ Đình Hòe (1912 - 2011), ông là một trong những vị Giáo sư đầu tiên của nền Đại học Việt Nam mới, từng giữ hai chức vụ quan trọng trong Chính phủ đó là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (từ tháng 8/1945 đến tháng 3/1946) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm. Ông cũng là một trong số 29 thành viên Ban sửa đổi Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban (Ban này đã dự thảo ra Hiến pháp năm 1960).

thv13

Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901 - 1986), người từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ Trần Trọng Kim (1945); nguyên Chủ tịch Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976); nguyên Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VI (1976-1981), Ủy viên Ủy ban Dự thảo Hiến pháp; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977).

thv14

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1997), người được biết đến là một “lưỡng khoa tiến sĩ” của Việt Nam, khi mới 23 tuổi (1932), ông đã đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, được khen ngợi là một tài năng hiếm có. Ông cũng là một trong những Giáo sư đầu tiên của nền Đại học Việt Nam mới và là Chủ tịch Hội đồng Luật sư đầu tiên của Hà Nội

thv15

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996), là Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ cao như: Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất (1976 - 1980), Quyền Chủ tịch nước (tháng 4/1980 đến tháng 7/1981), Chủ tịch Quốc hội (1981-1987), Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (tại Đại hội năm 1988), Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.

thv16

Luật sư Vũ Trọng Khánh (1912-1996), người được biết đến là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thị trưởng thành phố Hải Phòng. Một trong bảy thành viên tham gia Ủy ban dự thảo Hiến pháp 1946 (7 thành viên này gồm: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy - tức Bảo Đại, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu - tức Trường Chinh) cũng như Cố vấn cho Phái đoàn Việt Nam sang đàm phán tại Paris.

thv17

Luật sư Phan Anh (1912 - 1990), người được biết đến là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông cũng từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim. Năm 1947, ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Kinh tế, thành viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao (năm 1949). Sau năm 1954, ông liên tục giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Công thương (từ tháng 5/1951 đổi tên Bộ Kinh tế là Bộ Công thương), Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp (từ tháng 9/1955 đến tháng 4/1958), Bộ trưởng Bộ Ngoại thương (từ tháng 4/1958 đến năm 1976) trong Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ông là người cùng với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sáng lập Hội Luật gia Việt Nam, làm Chủ tịch hội và Thường vụ Hội Luật gia quốc tế; Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới của Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới. Từ năm 1988, ông còn giữ cương vị Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

thv18

Luật sư Vũ Văn Hiền (1911-1963), người được được biết đến với tư cách là một nhà báo, chính khách, chuyên gia về luật và tài chính Việt Nam. Ông đồng sáng lập báo Thanh nghị với Luật sư Vũ Đình Hòe, Luật sư Phan Anh dưới thời Pháp thuộc, và là Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ Trần Trọng Kim. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Luật khoa Đại học Paris năm 1939. Ông từng tham gia phái đoàn Việt Nam đàm phán với Pháp tại Hội nghị Đà Lạt để chuẩn bị cho một hội nghị ở Pháp, với vai trò Tổng thư ký.

Cũng giống như những trí thức có tên tuổi khác cùng thời kỳ của Việt Nam như: Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di… thế hệ vàng của luật sư Việt Nam có một đặc điểm chung nổi bất đó là đều chịu ảnh hưởng của nền giáo dục và văn hóa Pháp khi được học tập tại những trường Đại học danh tiếng của Pháp (tại Việt Nam là Viện Đại học Đông Dương). Nền giáo dục và văn hóa Pháp, bên cạnh mục tiêu thực dân là cả một nền văn minh. Chính nền văn minh ấy kích thích tinh thần dân tộc của họ vì họ nhận ra giá trị của nền văn hóa Pháp lại phục vụ cho chính sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái rất thu hút. Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận: “Con đường đi sang nước Pháp là con đường chống lại nước Pháp”.

Tuy chịu ảnh hưởng của nền giáo dục và văn hóa Pháp nhưng thế hệ luật sư này cũng được tiếp nhận nền Quốc học một cách căn bản trên lĩnh vực kiến thức và đạo lý, dạy học và dạy làm người. Vì vậy, họ đều là đều những trí thức có kiến thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực, thông thạo cả cựu học và tân học.

Hai tố chất ấy lại được tồn tại trong một môi trường thúc giục của tinh thần yêu nước, tinh thần giải phóng dân tộc. Nó rơi vào thời điểm lịch sử là cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những luật sư Việt Nam này đã tham gia vào trào lưu phát triển của đất nước, trở thành những chiến sĩ giải phóng dân tộc, nòng cốt của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với tài năng và tâm huyết của mình, họ đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, được lịch sử ghi nhận, qua đó làm rạng danh cho giới luật sư Việt Nam.

Về thân thế, sự nghiệp cũng như quá trình hoạt động chi tiết của những luật sư trên đây, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú đã có dịp giới thiệu tới đông đảo bạn đọc qua cuốn “Trăm năm nghề luật và những luật sư nổi tiếng”. Cuốn sách được xuất bản vào tháng 8/2011, đã được đông đảo bạn đọc hưởng ứng, đón nhận và có những phản hồi rất tích cực.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua những thành tích nổi bật của những vị luật sư tiền bối này.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.