Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/07/2005 01:18 (GMT+7)

Thế giới các họa sĩ ở Hà Nội

Đầu thập niên 1990, ban đầu đến Hà Nội với mục đích làm luận án tiến sĩ về khảo cổ học, cô gặp nhà phê bình Nguyễn Quân, người khuyên cô “nên làm cái gì đó có ích hơn.”

Câu hỏi về “điều có ích hơn” ấy đưa Nora Taylor chuyển hướng sang tìm hiểu về các họa sĩ ở Hà Nội.

Do hội họa hiện đại Việt Nam có lịch sử chỉ mới gần đây, nên đa số các chứng nhân đều còn sống và những tác phẩm, quan niệm của họ vẫn đang thay đổi trong quá trình định nghĩa “thế nào là hội họa Việt Nam? Nó có vị trí gì không trên bản đồ nghệ thuật thế giới?”

Các họa sĩ ở Việt Nam là thành viên của một “cộng đồng”, mặc dù có lẽ nó không giống như cách hiểu về một cộng đồng nghệ sĩ như ở Paris hay New York.

Có thể nói các nghệ sĩ ở phương Tây tưởng tượng về một cộng đồng mà họ nghĩ là họ thuộc về; còn thế giới của các họa sĩ ở Hà Nội lại là một cộng đồng thật. Như Nora Taylor giải thích trong quyển sách do NXB Đại học Hawaii ấn hành năm 2004, đa số các họa sĩ ở Hà Nội “đều biết nhau và là thành viên của Hội Mỹ thuật vốn lập ra năm 1957.”

“Tôi quan tâm đến những mâu thuẫn và các lời đồn thổi lan đi từ bảo tàng sang quán cà phê, đến studio của họa sĩ, lại sang phòng họp của Hội. Tôi thấy những lời nói về các họa sĩ bộc lộ nhiều điều vì nó nói lên những sự thương lượng diễn ra giữa các tiêu chuẩn hội họa chính thức và sự thu hút đại chúng. Do không có nhiều tài liệu in và hội họa Việt Nam vẫn còn tương đối mới, có cảm giác như tôi đang chứng kiến lịch sử mỹ thuật hình thành từ những thảo luận của các họa sĩ và viên chức về thất bại và thành công của các họa sĩ Hà Nội.”

Tác phẩm “Painters in Hanoi: An Ethnography of Vietnamese Art” là một trong số ít các tác phẩm nước ngoài đầy đặn viết về hội họa hiện đại Việt Nam.

Thông qua trò chuyện với các nghệ sĩ, nhà quản lý văn hóa...Nora Taylor phân tích về ảnh hưởng mà các họa sĩ đã có trong đời sống trí thức ở Việt Nam.

Câu chuyện trong sách bắt đầu từ khi thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương và dừng lại ở thập niên 1990, khi các họa phẩm ở Hà Nội lần đầu tiên sau nhiều năm có thể đem lại của cải cho nghệ sĩ.

Đây là cuốn sách viết về hội họa với một văn phong gọn ghẽ, một phần bởi ngoài các trang mang tính lý thuyết, nó còn chứa nhiều chi tiết chỉ có thể biết qua những cuộc chuyện trò thân mật tại chỗ.

Một ví dụ là sự thảo luận của Nora Taylor về Trương Tân, họa sĩ công khai nhận mình là “gay”. Theo Taylor, những bức tranh của Trương Tân ban đầu thu hút sự chú ý của các nhà sưu tập Tây phương, nhưng danh tiếng của người này ở Hà Nội chỉ ngắn ngủi bởi thế giới nghệ sĩ ở thủ đô gạt bỏ cá nhân anh và chủ đề hội họa của anh (‘không Việt Nam’). Kết quả là Trương Tân chuyển sang sống ở Paris.

Một chương khác rất thú vị là khi Nora Taylor viết về ‘hiện tượng’ Bùi Xuân Phái. Cô trình bày làm thế nào ranh giới “Phái thật / Phái giả” đã bị lu mờ để đến ngày hôm nay gần như bất khả khi người ta muốn xác định tác giả thật của những bức tranh ký tên vị họa sư này.

Hy vọng là cô sẽ viết tiếp về những gì diễn ra sau giai đoạn được đề cập trong quyển sách. Dựa trên quyển sách này, có thể tin rằng những trang viết tiếp theo sẽ thú vị để khiến các họa sĩ ở Việt Nam muốn đọc - mặc dù cộng đồng họa sĩ ở Việt Nam khá nhỏ và một họa sĩ có thể nắm hết tin về bạn cùng nghề chỉ sau một buổi chuyện gẫu.

Nguồn: bbc.co.uk     1/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…