Tề Bạch Thạch
Nguyên là Thuần Chi sau đổi là Tề Hoàng, tự là Tần Sinh. Gia đình là bần nông, 12 tuổi làm thợ mộc. Từng được nghe ông ngoại đọc “Thiên gia thi”.
27 tuổi: Học vẽ, tập làm thơ, văn, khắc dấu, từng theo học truyền thần của hoạ sĩ dân gian, làm nghề vẽ chân dung.
Trung niên: Nhiều lần du ngoạn Trung Quốc.
57 tuổi: Định cư ở Bắc Kinh, tôn sùng nhiều hoạ gia nổi tiếng đương thời.
60 tuổi: Cách vẽ mới có biến đổi sáng tạo. Ông chủ trương hoạ sĩ trước hết phải tham khảo bút tích người xưa, nhưng phải thoát khỏi họ, tự thành một phong cách, mà tiền nhân không làm được. Ông chuyên về vẽ chim, hoa, lá, cá. Bút mực tung hoành hùng tráng, tạo hình đơn giản, giầu chất cảm. Thần thái sống động, màu sắc sáng sủa. Vẽ tranh sơn thuỷ, nhân vật rộng rãi, thoải mái, đầy ý vị dân gian. Mọi vật tầm thường trong đời sống nông dân qua tranh của ông đều được nâng lên mức nghệ thuật.
90 tuổi: Vẫn sáng tạo nhiệt tình. Ông từng làm Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc.
Năm 1953: Được bộ Văn hoá Trung Quốc tặng danh hiệu “Nhân dân nghệ thuật gia”.
Năm 1955: Được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm nghệ thuật Đức và được hội Hoà bình quốc tế tặng huy chương vàng.
Ông mất năm 1957.
Nguồn: Danh họa thế giới - Tề Bạch Thạch (1864-1957). Trung Quốc