Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/05/2021 23:16 (GMT+7)

Tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò của trí thức

Nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) và Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) đã có Chương trình phối kết hợp. Việc ký kết chương trình hợp tác đã củng cố thêm sự gắn bó, phối hợp hoạt động của hai cơ quan nhằm hỗ trợ, phát huy hết tiềm năng của hai bên hướng tới mục tiêu phát triển đất nước.


Chương trình hợp tác giữa VUSTA và Bộ KH&CN giai đoạn 20216-2020 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, chia sẻ với vusta.vn, ông Lê Duy Tiến – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Ban Khoa học, công nghệ và Môi trường, VUSTA cho biết,  ý thức được tầm quan trọng của việc triển khai các chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước và Bộ KH&CN về tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò của trí thức, VUSTA đã tập trung phổ biến trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, quán triệt sâu rộng đến các chi bộ, hội thành viên và trí thức về các chủ trương, văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến KH&CN, đội ngũ trí thức KH&CN. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng chuyên đề "Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2011-2020 và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025’’ do Tổ biên tập Văn kiện Đại hội 13 của Đảng đặt hàng thực hiện, VUSTA cũng thường xuyên tổ chức các tọa đàm lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, các chuyên gia để phát huy tối đa trí tuệ của trí thức KH&CN đối với những định hướng quan trọng của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, Tại Kỳ họp Quốc hội Khóa XIII, Luật KH&CN (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua; trong đó quy định lấy ngày 18/5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam. Hàng năm, theo sự hướng dẫn của Bộ KH&CN, VUSTA đều có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày KH&CN 18/5.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hoạt động sáng tạo KH&CN, từ năm 1992, VUSTA và Bộ KH&CN là hai cơ quan chủ trì chính phối hợp với các cơ quan, bộ ngành có liên quan thành lập Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam để tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc và Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Các cuộc thi và giải thưởng được tổ chức nhằm khuyến khích các nhà KH&CN, các nhà sáng tạo kỹ thuật thuộc mọi thành phần, tầng lớp đi sâu nghiên cứu, áp dụng các thành tựu KH&CN hiện đại thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam vào sản xuất và đời sống. Đây là các giải thưởng được trao cho các tác giả có những công trình, giải pháp có giá trị khoa học và thực tiễn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam. Các giải thưởng trong giai đoạn 2016-2020 tiếp tục động viên, khuyến khích các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh của đất nước.


Thực hiện Quy chế tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 861/QĐ-MTTW-BTT, ngày 27/5/2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Ban Chỉ đạo biên tập Sách vàng Sáng tạo Việt Nam để Bộ KH&CN, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam hàng năm.
Mục tiêu của tuyển chọn và tổ chức Lễ công bố Sách vàng sáng tạo là nhằm cổ vũ, khơi dậy tinh thần yêu nước, trí tuệ của người Việt Nam thi đua sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần hình thành văn hóa sáng tạo của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; vận động, khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thi đua học tập, hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đưa ra sáng kiến, tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở mọi lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Lễ tổ chức công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam được tổ chức vào dịp kỷ niệm Quốc khánh-ngày 2/9 hằng năm do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam, Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan tổ chức. Lễ Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam đã lấy số công trình được vinh danh trong Sách vàng tương ứng với năm thành lập nước Việt Nam.
Các buổi Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam được tổ chức long trọng, có tính lan tỏa rộng rãi, được giới khoa học và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Tại các buổi Lễ công bố, các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm đã đến dự và chỉ đạo:Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự các năm 2016, 2019; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự năm 2017; Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự năm 2018; Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã dành sự quan tâm đến dự, phát biểu chỉ đạo năm 2020. Lễ công bố luôn có sự tham dự của lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở Trung ương và một số địa phương; các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học là thành viên Hội đồng tuyển chọn Sách vàng và các tác giả, nhóm tác giả có công trình, giải pháp KH&CN được tuyển chọn công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.
Kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 2016 đến nay, công tác tuyển chọn, biên tập và công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam được triển khai ngày càng bài bản, khoa học, chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan và thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương trong cả nước. Các công trình được ghi nhận và vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực được Đảng, Nhà nước tập trung ưu tiên phát triển như: cơ khí tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh…
Những công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam đã góp phần cổ vũ, khuyến khích mọi người dân, mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thi đua hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đưa ra sáng kiến, tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở mọi lĩnh vực; đồng thời, triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, giải pháp KH&CN vào sản xuất, đời sống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế thắng lợi.
Từ năm 2015 đến 2021, Liên hiệp Hội Việt Nam đã 3 lần tổ chức tôn vinh và trao biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu cho 445 trí thức thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam; nhiều Đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã tham dự và phát biểu chỉ đạo, động viên khích lệ đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà. Hội nghị tôn vinh trí thức của Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức được các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước đánh giá cao, các Ban của Đảng và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ghi nhận, được đội ngũ trí thức trong cả nước và các hội thành viên Liên hiệp Hội Việt Nam đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Trên cơ sở đó, nhiều hội thành viên đã tổ chức thành công các hội nghị tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu thuộc lĩnh vực ngành và địa phương, ông Tiến cho biết thêm.
Cơ quan Liên hiệp Hội ở Trung ương, địa phương, nhiều hội thành viên và một số tổ chức KH&CN trực thuộc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân văn hoá của dân tộc; tôn vinh các nhà khoa học có công trình đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên các nhà khoa học lão thành tiêu biểu đã từng công tác hoặc đang công tác trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.
Phát huy vai trò thành viên của MTTQ Việt Nam, Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương đặc biệt chú trọng công tác tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN; tích cực hưởng ứng, chỉ đạo các hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và MTTQ Việt Nam phát động; cử đại diện lãnh đạo Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương tham gia vào cơ cấu lãnh đạo của MTTQ Việt Nam các cấp; phối hợp cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Thực hiện chỉ đạo của MTTQ Việt Nam, Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương đã lựa chọn và tiến cử các nhà khoa học có uy tín tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Các ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh, thành phố đã phát huy được vai trò là người đại biểu của Nhân dân, nói lên tiếng nói của đội ngũ trí thức KH&CN đóng góp ý kiến và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, khẳng định được tài năng và bản lĩnh của mình, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đội ngũ trí thức KH&CN trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Bộ KH&CN, Liên hiệp Hội Việt Nam là một trong những tổ chức đi đầu trong việc hình thành các tổ chức KH&CN ngoài công lập. Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam được thành lập với mục tiêu tập hợp các nhà KH&CN trong mọi lĩnh vực nhằm phát huy tài năng và trí tuệ để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; tạo việc làm và nguồn thu nhập hợp pháp cho các nhà khoa học thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo và các hoạt động xã hội khác.
Hàng năm, Bộ KH&CN phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức các đợt kiểm tra hoạt động của một số tổ chức KH&CN đã được Bộ cấp giấy chứng nhận. Trong quá trình kiểm tra, Bộ KH&CN luôn kết hợp chặt chẽ với Liên hiệp Hội Việt Nam để đánh giá các hoạt động của các tổ chức KH&CN sau khi đã được cấp Chứng nhận về các mặt: triển khai hoạt động theo lĩnh vực được chứng nhận; các kết quả cụ thể; việc thực hiện các quy định của pháp luật, những thuận lợi, khó khăn và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của các tổ chức.
Những năm gần đây, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tăng cường rà soát, đẩy mạnh công tác quản lý để dần đưa các tổ chức này hoạt động hiệu quả, đúng chức năng nhiệm vụ theo giấy đăng ký hoạt động KH&CN mà đã được Bộ KH&CN cấp. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Liên hiệp Hội Việt Nam đã ban hành 61 quyết định giải thể các tổ chức KH&CN có hoạt động kém hiệu quả hoặc vi phạm các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam và Bộ KH&CN.
Về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội, trong 5 năm qua, theo thống kê, toàn hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức khoảng 3.000 nhiệm vụ TVPB&GĐXH. Riêng cơ quan trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam, mỗi năm tổ chức khoảng 15-20 nhiệm vụ góp ý các dự thảo luật, nghị định, đề án, dự án quan trọng, ông Tiến cho biết thêm.
Căn cứ Quyết định số 501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Liên hiệp Hội Việt Nam đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Diễn đàn khoa học của trí thức, trong đó xác định Diễn đàn khoa học là môi trường để trí thức thực hiện các hoạt động TVPB&GĐXH về KH&CN, giáo dục và đào tạo và chính sách đối với trí thức. 
Qua 5 năm triển khai thí điểm Diễn đàn khoa học, VUSTA đã tổ chức 33 diễn đàn với rất nhiều chủ đề đa dạng, phong phú liên quan đến cơ chế chính sách, các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, hoặc còn có nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn như: an toàn vệ sinh thực phẩm, tự chủ giáo dục, đạo đức nghề nghiệp, cải cách hành chính, chính sách đối với trí thức...
Còn đối với hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức KH&CN, VUSTA đã chủ động trong việc phối hợp với Bộ KH&CN triển khai nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đề xuất dự thảo Luật phổ biến kiến thức theo tinh thần của Chỉ thị 42 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Hướng dẫn một số Liên hiệp hội ở địa phương như tỉnh Hải Dương, Lào Cai, Quảng Ninh và tỉnh Yên Bái,…chủ động xây dựng đề án phổ biến kiến thức giai đoạn 5 năm và được UBND tỉnh phê duyệt, nhờ đó ngân sách hàng năm cho hoạt động này tương đối ổn định góp phần vào công tác truyền bá kiến thức, nâng cao nhận thức hội viên và người dân. Ở các địa phương chưa có đề án, hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức hàng năm không đồng đều, số lượng hoạt động và kinh phí được phê duyệt phụ thuộc vào điều kiện riêng của từng tỉnh.
Liên hiệp Hội Việt Nam đã triển khai Chương trình phổ biến kiến thức như phối hợp và hỗ trợ nhiều hội thành viên thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, xuất bản sách, tài liệu phổ biến kiến thức nhằm phổ biến kỹ thuật mới, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của hội viên và người dân trong nhiều lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã hội. Chương trình được các hội thành viên đánh giá cao, đã thể hiện thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực và quy mô rộng rãi, phát huy sức mạnh của hệ thống trong việc truyền thông và phổ biến kiến thức.
Các Liên hiệp hội ở địa phương, các hội ngành và tổ chức KH&CN trực thuộc đã chủ động chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trên 40.000 hội thảo, tọa đàm phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho hơn 13 triệu người tham dự.


Đối với hoạt động khoa học và công nghệ, trong giai đoạn 2015-2020, các Liên hiệp hội địa phương và hội ngành thành viên thực hiện trên 2.000 đề tài/dự án cấp cơ sở, trên 300 đề tài/dự án cấp bộ/tỉnh, hàng chục đề tài/dự án cấp nhà nước. Các tổ chức KH&CN trực thuộc cũng tích cực tham gia thực hiện với hàng nghìn bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí trong, ngoài nước ở các lĩnh vực khác nhau, nhất là lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, có những công trình nghiên cứu sâu về các lĩnh vực đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học. Nhìn chung các tổ chức KH&CN hoạt động theo hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học hoặc nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực cần ít kinh phí và không đòi hỏi đầu tư về cơ sở vật chất nhiều như: khoa học xã hội, tâm lý-giáo dục, các vấn đề giới, trẻ em, xã hội, các chính sách cho quyền con người, hoặc các vấn đề bức thiết với người dân như lâm-nông nghiệp, giao đất-giao rừng. Chỉ có một số tổ chức KH&CN rất mạnh mới tham gia nghiên cứu về môi trường, thích ứng BĐKH, PTBV, y-xã hội học…
Ngoài việc nghiên cứu thực hiện đề tài/dự án, các hội ngành thành viên và các tổ chức KH&CN trực thuộc triển khai tổ chức hàng trăm hội thảo, hội nghị khoa học ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt, có những hội thảo, hội nghị khoa học hoặc các sự kiện lớn của các hội ngành toàn quốc được tổ chức định kỳ hàng năm ở cấp độ quốc gia, thu hút được hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự... Mặc dù, còn nhiều khó khăn, nhưng hoạt động của các Liên hiệp hội địa phương, hội ngành thành viên và tổ chức KH&CN trực thuộc đã có những tác động tích cực đến công tác tập hợp trí thức tham gia góp phần tích cực vào sự phát triển KH&CN của đất nước.
Còn đối với hoạt động hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam trực tiếp triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế, có sự lan tỏa tới các tổ chức trong hệ thống, nổi bật nhất là Hội nghị thường niên của Liên đoàn Kỹ sư ASEAN (CAFEO38) được tổ chức năm 2020. Tham dự khai mạc Hội nghị này, có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạcvà thu hút hàng nghìn nhà khoa học tham gia trực tuyến tại các nước ASEAN. 
Thực hiện các hoạt động thu hút trí thức KH&CN người Việt Nam ở nước ngoài và công tác chính trị đối ngoại.
 Làm cầu nối để hỗ trợ các hội thành viên, tổ chức trực thuộc tiếp nhận và thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hiện hành nguồn viện trợ ODA có quy mô lớn từ các nhà tài trợ như: USAID, EU, IrishAid, AusAid và một số tổ chức của Liên hợp quốc như FAO, UNFPA, UNOPS và Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét).
Tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ nâng cao năng lực hợp tác quốc tế cho các hội thành viên, tổ chức trực thuộc.
HT.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.