Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 20/11/2004 21:38 (GMT+7)

Tạo ra loại bò có ADN của người

Ở Mỹ người ta đã tạo ra được các con bê nhân bản vô tính có thể sản sinh ra kháng thể của người. Bốn con bê được tạo ra có ADN chứa các gen chịu trách nhiệm một phần về hệ thống miễn dịch của người, tạo ra các kháng thể chống bệnh tật. Các nhà khoa học tin rằng có thể sử dụng những con bê này để sản xuất ra thuốc chữa nhiều loại bệnh như bệnh xơ cứng rải rác (multiple selerosis), bệnh nhiễm khuẩn và thậm chí cả bệnh ung thư. Công trình nghiên cứu được các nhà nghiên cứu ở Mỹ thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Cựu Giáo sư James Robl thuộc trường Đại học Massachussett. Năm 1998, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã nhân bản vô tính được bò chuyển gen như vậy.

Các loại thuốc mới

Giáo sư Robl hiện là Chủ tịch hãng Hematech ở Westport, Connecticut, là hãng công nghệ sinh học được thành lập để sản xuất kháng thể của người ở gia súc. Giáo sư cho biết, các kháng thể mà nhóm nghiên cứu sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau và đặc biệt hữu dụng để huỷ diệt tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn. Nhóm nghiên cứu rất lạc quan về cơ hội sử dụng bò nhân bản tạo ra một nguồn mới các dạng thuốc kháng thể cho người. Nhờ sự thành công của sự chuyển các gen kháng thể vào bò, các nhà nghiên cứu dã vượt qua được một trong những thách thức khó khăn nhất trong dự án nghiên cứu này.

Yann Echerlard, chuyên gia về nhân bản vô tính động vật thuộc hãng Genzyme Transgenics Corporation ở Masachussett, cho biết các con bò nhân bản vô tính như vậy có thể có vai trò rất quan trọng trong các ứng dụng y học. Chúng có hệ thống miễn dịch của người. Người ta có thể gây miễn dịch cho bò, lấy máu, tách các kháng thể, tinh chế và đưa vào cơ thể bệnh nhân.

"Bước đầu tiên"

Các kháng thể được dùng để chữa nhiều loại bệnh ở người như bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh nhiễm khuẩn và rối loạn tự miễn dịch. Cần phải tách các kháng thể từ máu của người hiến tặng và nguồn cung cấp này hiện nay rất hiếm. Tuy nhiên, còn cần phải vượt qua nhiều trở ngại trước khi có thể lấy được các kháng thể của người từ bò để sử dụng cho các bệnh viện. Các nhà khoa học cần tìm ra phương pháp tinh chế các kháng thể người và bảo đảm chắc chắn là chúng không bị lây nhiễm các loại virut có hại. Đây là một bước tiến quan trọng, tuy nhiên đó mới chỉ là bước đầu tiên của quy trình và có thể cần vài năm nữa thì mới có được loại thuốc như vậy cho quảng đại công chúng.

Nhiễm sắc thể nhân tạo

Sự tồn tại của bốn con bê nhân bản vô tính đã được đăng tải trong tạp chí Nature Biotechnoloy. Con bê thứ nhất được tạo ra vào tháng 11 năm 2001, mang tên Yoon, là tên của một sinh viên tốt nghiệp đã quan tâm săn sóc nó nhiều đêm. Từ đó đến nay có khoảng 20 con bê tương tự đã được tạo ra. Các con bê này được biết là thuộc loại nhiễm sắc thể chuyển (transchromosomic). Không giống như những con bò khác, chúng có nhiễm sắc thể tổng hợp riêng - một trong các bó của ADN và protein mang thông tin di truyền. Một nhiễm sắc thể nhân tạo đã được đưa vào động vật để mang các gen của hệ thống miễn dịch người.

Nguồn: Cows born with human DNA, Bbcnews.com, 9/2002

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).