Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập hoạt động
Là các tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm, song cũng là môi trường tốt để tập hợp lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ tham gia, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư. Theo số liệu thống kế gần đâybình quân mỗi tổ chức có gần 20người mà đa số là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn, trong đó khoảng 10-12 cán bộ làm việc chính nhiệm, và 8-10 cán bộ làm việc kiêm nhiệm. Như vậy hàng vạn vị trí việc làm đã được tạo ra từ các tổ chức này.Trong đều kiện hiện nay, đa số các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam rất hạn chế về tiềm lực cơ sở vật chất, nhân sự, nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động nhưng các tổ chức này vẫn hoạt động khá hiệu quả, có đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phần lớn các tổ chức đi theo hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học cho các hoạt động của đơn vị hoặc nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ không đòi hỏi đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, như: khoa học xã hội, tâm lý-giáo dục, các vấn đề giới, trẻ em, xã hội, các chính sách cho quyền con người, hoặc các vấn đề bức thiết với người dân như lâm-nông- ngư nghiệp, trong đó có một số tổ chức KH&CN rất mạnh trong nghiên cứu về môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, y-xã hội học,…Bên cạnh đó một số tổ chức mạnh dạn nghiên sâu về các lĩnh vực đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học. Rất nhiều các dự án, mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn và khai thác tài nguyên nước, tài nguyên biển, bảo tồn đa dạng sinh họcđược triển khai nhân rộng rất hiệu quả.
Có được các kết quả đáng khích lệ trên là nhờ những chính sách thông thoáng của Nhà nước. Khi Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có hiệu lực, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BKHCNcủa Bộ KH&CN tạo môi trường tốt hơn, thông thoáng hơn để các tổ chức KH&CN, trong đó có các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, các tổ chức này còn gặp không ít tồn tại, khó khăn trong quá trình hoạt động đó như vấn đề áp dụng chính sách thuế cho các tổ chức này; việckhó tiếp cận các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước như nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN; rất ít các văn bản của nhà nước đề cập, điều chỉnh đến đối tượng là tổ chức KH&CN ngoài công lập; chưa có quy định phân định rõ về tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận,quy trình phê duyệt các dự án viện trợ còn phức tạp. Bên cạnh đó năng lực về tổ chức và hoạt động của các tổ chức còn hạn chế, tính ổn định không cao.
Để tiếp tục phát triển bền vững các tổ chức KH&CN trực thuộc thời gian tới Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ thực hiện một số các giải pháp cụ thể như sau:
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức KH&CN, quan tâm tới việc thành lập các tổ chức đặt trụ sở địa phương. Tăng cường sự kết nối giữa các hội thành viên với các tổ chức KH&CN trực thuộc. Tích cực hỗ trợ các tổ chức KH&CN về các thủ tục hành chính và tiếp cận thông tin; kịp thời phổ biến các văn bản liên quan và thường xuyên liên lạc với các tổ chức KH&CN. Hướng dẫn, điều phối, hỗ trợcác tổ chức KH&CN trong nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động, tiếp cận các nguồn tài chính (tập huấn, hội thảo, hội nghị...).Phát huy vai trò điều phối của Liên hiệp hội Việt Nam, tăng cường giao lưu, truyển thông, liên kết giữa các tổ chức trực thuộc giới thiệu mô hình tổ chức KH&CN hoạt động có hiệu quả để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về hoạt động KH&CN cho các tổ chức KH&CN.Tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN tham gia vào cá chương trình, dự án, đề tài, tạo điều kiện để các thành viên tham gia vào các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và công nghệ và các cơ quan chức năng hỗ trợ tối đa các tổ chức trong việc huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn tạo điều kiện để các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động hiệu quả.
Tăng cường công tác quản lý của cơ quan chủ quản, đôn đốc, hương dẫn các tổ chức KH&CN thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định, quy chế của Liên hiệp Hội Việt Nam.Đảy mạnh công tác thi đua khen thưởng đối với các cá nhân và tổ chức KH&CN hoạt động tốt.
Một số thống kê về kết quả hoạt động của các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA trong giai đoạn 2016-2017 và 6 tháng đầu năm 2018: - Huy động được khoảng 1.230tỷ đồng (Trong đó được phê duyệt tiếp nhận 213dự án viện trợ phi chính phủ, 11dự án ODA với tổng kinh phí là 32.802.037USD); - Nộp 53 tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách; - Đăng 1.117bài trên tạp chí trong nước; 145bài trên tạp chí quốc tế; - Cấp 2.417chứng nhận chất lượng, cung cấp trên 100hợp đồng tư vấn về lĩnh vực tiêu chuẩn và ISO; - Triển khai 301mô hình bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng; - Triển khai 158mô hình ứng phó BĐKH có sự tham gia của người dân; - Xây dựng 53mô hình bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên nước; - Thực hiện 413hoạt động bảo tồn động vật; 151 hoạt động bảo tồn thực vật; Xây dựng và vận hành 40mô hình bảo tồn đa dạng sinh học; 32chiến dịch truyền thông về bảo tồn ĐDSH; - Xây dựng 35mô hình về năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió…) - Tổ chức dạy nghề cho 12.863thanh niên; - Tổ chức đào tạo về các kỹ năng mềm cho 16.005trẻ em; - Xây dựng 561mô hình phát triển cộng đồng, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững… - Tập huấn cho 22.458người dân hoặc cán bộ kỹ thuật; - Tổ chức thăm, khám cho 166.855lượt người và can thiệp 34.879lượt bệnh nhân; - Tư vấn, can thiệp cho gần 16.935phụ nữ, người yếu thế; Tổ chức hơn 406lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, 251đợt truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng nói chung liên quan đến bình đẳng giới, bình đẳng cho nhóm người yếu thế; - Tham gia góp ý 63dự thảo luật, 64dự thảo nghị định và 128dự thảo thông tư và đề xuất nhiều sáng kiến chính sách để các cơ quan quản lý xem xét… |