Tạo giống lúa cao sản, khó ngã
Giống lúa trên được tạo ra thông qua sự kết hợp của các kỹ thuật hiện đại và truyền thống. Ban đầu, nhờ cóbộ gen lúađược giải mã trong thời gian vừa qua mà nhóm nghiên cứu có thể điều tra các vùng ADN ảnh hưởng tới sản lượng. Chẳng hạn Motoyuki Ashikari thuộc ĐH Nagoya và Hitoshi Sakakibara thuộc công ty RIKEN cùng cộng sự đã tìm ra một gen sản xuất enzyme. Enzyme đó làm giảm hocmon tạo hạt của lúa. Nếu gen này hoạt động yếu và chỉ tạo ra một lượng enzyme nhỏ, lúc đó lượng hocmon trên sẽ tăng lên và khuyến khích lúa trổ nhiều hạt hơn. Điều này đã được chứng minh bằng cách biến đổi gen từng cây lúa để chúng thể hiện gen này ở những mức độ khác nhau.
Sau khi đã xác định được gen nói trên, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một giống lúa theo cách truyền thống - tức là lai giống. Họ đã chọn hai giống lúa: một nổi tiếng về việc tạo nhiều hạt trong khi chiều cao của giống còn lại rất thấp. Tiếp đến, họ giám sát các thế hệ lúa lai liên tiếp để kiểm tra vùng ADN mà họ biết là ảnh hưởng tới những tính trạng nói trên. Mục đích là chọn những cây tốt nhất để lai giống chéo với nhau.
Kết quả của công trình nghiên cứu 4 năm này là giống lúa cao sản, thân ngắn song rất cứng, không đổ ngã trong mưa to gió lớn. Lượng hạt mà nó tạo ra cao gấp 25% so với giống Koshihikari - một trong những giống bố mẹ của nó. Những loại lúa có sản lượng cao như vậy sẽ xuất hiện trên đồng ruộng trong tương lai rất gần.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng mặc dù giống lúa mới không phải là cuyển gen song họ tin rằng kỹ thuật chuyển gen có thể là một công cụ mạnh để nâng cao sản lượng cây trồng. Ashikari cho biết: ""Phương pháp của chúng tôi là một trong những phương pháp mạnh. Tuy nhiên, nó không hoàn thiện 100%"". Kỹ thuật chuyển gen một ngày nào đó có thể được sử dụng để đưa những gen hữu ích từ cây lúa vào những loại cây trồng khác, chẳng hạn như lúa mỳ và đậu tương.
Nguồn:www.vnn.vn29/6/2005