Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/11/2014 15:54 (GMT+7)

Tăng trưởng xanh giúp Việt Nam giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế.

Theo các nhà khoa học, trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, BĐKH ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia đã lựa chọn kinh tế Xanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế Xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn...

Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu

Cùng với xu hướng đó, tăng trưởng Xanh hiện đang là một trọng tâm trong  chính sáchphát triển quốc gia ở Việt Nam để đối phó với BĐKH, hướng đến nền kinh tế các-bon thấp trong tương lai.

Để thực hiện được chiến lược trên, theo ông Nguyễn Hữu Lam Sơn (Văn phòng Chính phủ), Việt Nam cần làm một số việc sau:

Thứ nhất, cần thực thi từng bước các quy định trong Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn. Theo đó, mỗi quốc gia đều có trách nhiệm ban hành các chính sách, quy định  pháp luật và thực hiện các biện pháp thích ứng về giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu. Cùng với đó là có chính sách "Xanh hóa" các hoạt động có thể được ở các  doanh nghiệp, công sở.

Thứ hai, xây dựng cơ chế mang tính nguyên tắc, buộc phải đánh giá tác động môi trường đối với bất kỳ hoạt động nào cỏ khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường thiên nhiên, trước khi chúng được thông qua.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ công nghệ, hàng hóa xuất-nhập khẩu có liên quan đến phát thải khí nhà kính. Kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu.

Việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đôi với hàng nhập khâu sẽ đạt được nhiêu mục tiêu: bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước... Điều này không trái với nguyên tắc của WTO, mà về một ý nghĩa nào đó còn được dư luận xã hội ủng hộ.

Xem xét khả năng áp dụng đấu giá các giấy phép nhậu khẩu đối với những  hàng hoágây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính... Qua đó, số tiền mà Nhà nước thu được sẽ dùng để lập quỳ bảo vệ môi trường.

Tăng trưởng xanh chính  là giải pháp cho Việt Nam trước biến đổi khí hậu

Thứ tư, ban hành các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, như: Cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn; Khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm; Hồ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch; Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc áp dụng/chứng chỉ phù hợp; Nhanh chóng hình thành nguồn vốn hoặc quỹ môi trường của ngành để trợ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực thực thi quy định và pháp luật bảo vệ môi trường.

Thứ năm, cần phải tạo những áp lực cần thiết từ cộng đồng xã hội, hiệp hội ngành nghề, tổ chức, buộc các nhà kinh doanh chỉ cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho người  tiêu dùng. Điều này sẽ có tác động lan tỏa tới các nhà sản xuất.

Thứ sáu, về phía các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh phải phù hợp với các quy định  tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đầu tư đổi mới công nghệ đồng bộ và hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực phân tích kinh tế và môi trường, biết gắn kết lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, khả năng phân tích chi phí - lợi ích khi phải tiến hành đồng thời cả nhiệm vụ kinh doanh và thực thi quy định môi trường, để từ đó họ có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp nên hình thành bộ phận nghiên cứu và thực thi các quy định môi trường. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm phải có báo cáo đánh giá của doanh nghiệp về thực thi quy định của pháp luật về môi trường.

Thứ bảy, xây dựng một chính sách tiêu dùng họp lý, khoa học. cần phải xem hướng dẫn tiêu dùng như là một bộ phận trong giáo dục lối sống của cộng đồng để đạt đến sự phát triển bền vững. Một chính sách tiêu dùng hợp lý, được chấp nhận sẽ góp phần sử dụng có khoa học các tài nguyên thiên nhiên. Tiêu dùng có  văn hoá và mang tính nhân bản là tiêu dùng không chỉ cho hôm nay, mà còn nghĩ đến tương lai của thế hệ mai sau.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.