Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 07/11/2005 14:42 (GMT+7)

Tận dụng accu chì phế thải

Lượng accu phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường với hậu quả hết sức nặng nề vì chì (Pb) được coi là chất thải cực kỳ độc hại, với hàm lượng vài ppm/kg trọng lượng cơ thể đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Do nhận thức được mối nguy hại cho môi trường nên các nước công nghiệp phát triển đã đề ra các chính sách và giải pháp thích hợp cho vấn đề tận dụng accu phế thải. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa đối với nền công nghiệp hoá chất nước ta vì nếu tận dụng tốt nguồn chì phế thải thì có thể giảm nhập khẩu nguyên liệu, nhờ đó giảm được giá thành sản xuất và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, để giải quyết có hiệu quả vấn đề này cần phải xem xét tổng hợp từ chính sách vĩ mô đến các giải pháp kinh tế-kỹ thuật cụ thể.

Giải pháp kỹ thuật để tái chế Pb từ nguồn phế thải

Trong một bình accu chì, vật liệu chứa chì chiếm khoảng 70% trọng lượng bao gồm: sườn cục và chất hoạt động được trát trên đó, trụ cực, cầu tiếp thường được chế tạo từ hợp kim chì – antimon (3-7% antimon-Sb), dễ dàng tái chế thành hợp kim Pb-Sb. Để thu được Pb nguyên chất, cần điện phân hoặc tinh chế lại.

Hiện tại, về mặt nguyên tắc có hai phương pháp xử lý accu chì phế thải:Phương pháp thứ nhất là phân loại riêng vật liệu chứa Pb và vật liệu hữu cơ để tái chế. Phương pháp thứ hai, sau khi loại bỏ acid, toàn bộ accu cũ được nấu với các chất trợ dung và than cốc trong lò. Quá trình này tạo ra chì thô lẫn nhiều tạp chất phải đem nấu luyện lại. Các thành phần khác tạo ra xỉ thải hoặc bị đốt cháy tạo ra khí thải. Mỗi phương pháp đã nêu đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, phương pháp đầu tiên vẫn được áp dụng phổ biến hơn và cũng đang được áp dụng ở nước ta. Phương pháp thứ hai tuy xử lý được triệt để mọi chất thải nhưng đòi hỏi phải đầu tư xây dựng nhà máy tương đối hiện đại, đắt tiền để đảm bảo thoả mãn các tiêu chuẩn về môi trường. Do đó nó chỉ phù hợp cho những nước công nghiệp phát triển.

Những vấn đề về cơ chế sản xuất

Nhiều nhà máy sản xuất accu hiện nay-nơi có điều kiện tổ chức sản xuất công nghiệp với các phương pháp xử lý tương đối tiên tiến, cho hiệu suất thu hồi cao hơn và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường xung quanh đã có chủ trương thu gom accu cũ và tái chế theo các phương pháp và phương tiện hiện có, nhưng hiệu quả không lớn và chiếm tỉ lệ rất thấp so với tư nhân. Theo chúng tôi để có thể xử lý tập trung nguồn phế liệu, mấu chốt của vấn đề là thu gom accu cũ. Các nước phát triển có hệ thống luật pháp, chính sách tương đối hoàn chỉnh việc thu gom không gặp khó khăn nhờ thông qua hệ thống phân phối accu mới. Nhà sản xuất thông qua nhà phân phối có nghĩa vụ thu nhận lại accu đã qua sử dụng để tái chế. Luật về môi trường cũng không cho phép người sử dụng tuỳ tiện hành động mà phải giao lại accu cũ để tránh nguy cơ phát thải không kiểm soát. Ở nước ta do chưa có hệ thống luật pháp, chính sách và chế tài đủ mạnh để buộc nhà sản xuất, người tiêu dùng phải tuân thủ theo, do đó nên áp dụng các biện pháp linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với biện pháp khuyến khích kinh tế phù hợp sao cho nguồn accu cũ được thu hút vào một số lượng hạn chế các cơ sở được phép thu gom. Các cơ sở này sẽ là nguồn cung cấp phế liệu cho các nhà máy xử lý chế biến accu đã qua sử dụng. Một số lượng hạn chế các đại lý bán accu có uy tín, có đủ năng lực cần thiết sẽ được cấp giấy phép đặc biệt để thu mua accu cũ với giá cả hợp lý, chắc chắn sẽ thu gom được lượng đáng kể accu cũ, xoá bỏ được tình trạng không kiểm soát được như hiện nay.

Vai trò của quản lý Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Nếu nhà nước có những điều luật hoặc chính sách khuyến khích cho việc sử lý tập trung accu qua sử dụng thì tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều. Chúng ta không thể áp dụng nguyên xi hình mẫu của nước ngoài nhưng cần nghiêm túc xem xét vấn đề và khẩn trương đưa ra các giải pháp cần thiết. Cần phải nhấn mạnh là nếu Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm không vào cuộc thì vấn đề sẽ không tự giải quyết được. Về việc xây dựng các cơ sở chế biến phế liệu chì: Để đảm bảo cho doanh nghiệp có nhiệm vụ tái chế vừa kinh doanh có lãi, vừa đảm bảo yêu cầu về môi trường thì xí nghiệp phải có công suất phù hợp để có thể áp dụng công nghệ tái chế và xử lý chất thải cần thiết. Theo một số tài liệu của nước ngoài, công suất tính theo Pb từ 10.000 – 15.000 tấn/năm là phù hợp. Cũng có tài liệu nêu từ 2.500 – 3.000 tấn/năm, tương đương với tái chế 100.000 – 150.000 bình accu cũ. Chúng ta chưa có kinh nghiệm về việc này, nhưng các nhà máy sản xuất accu của ta phân bố trên cả nước nếu được trang bị dây chuyền tái chế sẽ rất thích hợp cho nhiệm vụ tái chế accu qua sử dụng và đảm bảo xử lý toàn bộ số này.

Nguồn: Khoa học phổ thông, số 37 (1160)

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.