Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 16:44 (GMT+7)

Summomer, sáng tạo độc đáo của Việt Nam

Ít ai biết rằng, Summomer - máy cảnh giới trong quá trình khoan - một sáng chế có hiệu quả cao về kinh tế và công nghệ, được một tập thể kỹ sư người Việt Nam âm thầm nghiên cứu và chế tạo trong vòngnăm tháng.

Tiến sĩ Hoàng Văn Quý, thuộc Xí nghiệp Địa Vật lý giếng khoan của VSP, cho biết Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới sáng chế và chế tạo máy cảnh giới trong quá trình khoan - Summomer. Sau ba nămđưa vào hoạt động trên vùng mỏ Bạch Hổ thuộc quyền điều hành của VSP, thiết bị Summomer đã chứng tỏ được ý nghĩa to lớn về công nghệ và kinh tế. Theo tiến sĩ Quý, ý nghĩa kinh tế mà Summomer mang lạikhông dừng ở con số hàng chục triệu USD.

Với mục đích gia tăng sản lượng và nâng cao hệ số thu hồi dầu, vào năm 1998, VSP đã nghiên cứu và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp khoan đan dày thêm trên các giàn nhẹ và giàncố định. Công việc khoan đan dày gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vào những năm 1998, 1999, 2000 khi mật độ giếng khoan quá lớn. Chỉ một sơ suất nhỏ, mũi khoan có thể cắt đứt và phá hủy giếng khoanđang khai thác. Với lưu lượng tự phun vào khoảng 1.000 m3/giếng/ngày đêm, nếu giếng khoan bị va chạm và phá hủy sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Nếu không tiếp tục khoan đan dày, kế hoạch gia tăng sản lượng và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu của VSP sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu khoan thì khả năng khoan chạm và phá hủy giếng rất cao. Đứngtrước thực trạng khó khăn này, Ban Giám đốc VSP đã giao cho Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết nhằm cảnh giới an toàn cho quá trình khoan. Đây là một nhiệm vụđặc biệt khó khăn bởi ngành công nghiệp dầu khí thế giới chưa có thiết bị này. Sau một tháng vật lộn với các thông số, dữ liệu, so sánh đối chiếu các biện pháp, những người đứng đầu nhóm chế tạo máycảnh giới trong quá trình khoan gồm tiến sĩ Hoàng Văn Quý, kỹ sư Phạm Xuân Sơn, kỹ sư Dương Văn Thắng đã đi đến áp dụng nguyên lý dùng sóng âm học để ghi nhận toàn bộ quá trình khoan đan dày tại cácgiàn cố định của mỏ Bạch Hổ từ đó đưa ra các giải pháp khoan an toàn và hiệu quả. Trên cơ sở ghi nhận biên độ sóng chấn động phát sinh trong quá trình khoan, máy cảnh giới trong quá trình khoan củaXí nghiệp Địa vật lý giếng khoan đã ra đời. Cho đến thời điểm hiện tại, trên vùng mỏ Bạch Hổ đã có sáu máy Summomer, bảo đảm an toàn cho quá trình khoan hàng chục giếng khoan, ngăn ngừa khoan chạm,khoan cắt và phá hủy giếng đang bơm ép và khai thác.

Tiến sĩ Hoàng Văn Quý từ chối cho biết giá thành của máy Summomer. Tuy nhiên, tiến sĩ Quý cho rằng, sức lan tỏa của thiết bị Summomer không dừng lại trên vùng mỏ Bạch Hổ. "Trong tương lai gần,Summomer sẽ hiện diện trên nhiều mỏ dầu của thế giới, đặc biệt là tại những mỏ dầu áp dụng biện pháp khoan đan dày"- tiến sĩ Quý nói. Ông cũng tỏ ý hy vọng rằng, việc xuất khẩu thiết bị Summomer -một thành quả đặc biệt của đội ngũ lao động người Việt Nam - sẽ mang về một lượng ngoại tệ không nhỏ.
Tiến sỹ Hoàng Văn Quý và thiết bị Summomer

Tiến sỹ Hoàng Văn Quý và thiết bị Summomer

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).