Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/11/2005 14:46 (GMT+7)

Sức mạnh của phần mềm nguồn mở

Phần mềm nguồn mở (PMNM), một thuật ngữ không lạ đối với các nước mà ở đó quyền sở hữu trí tuệ được thực thi triệt để, ý thức cộng đồng về quyền ngày càng cao. Nhưng ở nước ta, khái niệm này chỉ mới thật sự được chú ý và đề cập nhiều trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi nước ta tham gia vào công ước Berne (6/10/2004) – Công ước về tác quyền sáng tác, nghiên cứu trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học; đặc biệt khi nước ta chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Khái niệm phần mềm nguồn mở:

Có không ít khái niệm về PMNM. Tuy nhiên, theo Tổ chức Sáng kiến mã nguồn mở thì: PMNM là phần mềm được phân phối theo Giấy phép tương thích với định nghĩa: Người sử dụng có quyền tự do phân phối lại phần mềm; mã nguồn phải được công bố tự do; người dùng có thể thực hiện các sửa đổi trong phần mềm; không hạn chế việc ai sẽ sử dụng mã nguồn.

Tầm quan trọng của phần mềm nguồn mở:

Hiện nay, đa số người dùng máy tính, sau khi mua và lắp ráp các thiết bị phần cứng thành bộ máy hoàn chỉnh, người dùng tự ý mua các đĩa CD phần mềm không có bản quyền và tự cài đặt để sử dụng, hoặc thậm chí bán lại. Như vậy, người dùng chỉ mất khoản chi phí cho thiết bị phần cứng còn chi phí cho các phần mềm cài vào máy tính là… “xài chùa”! Trên thực tế, khoản chi phí cho các phần mềm cài vào máy tính cao hơn nhiều so với chi phí đầu tư cho thiết bị phần cứng: 165USD cho đĩa cài đặt Windows XP SP2, 341 USD cho bộ Office2003, 65 USD cho trình diệt virus Norton Antivirus 2005, 747 USD cho Photoshop 8.0 và 461 USD cho Corel 12. Có lẽ qua biểu giá của một số phần mềm vừa nêu, chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của PMNM. Bởi vì nếu dùng PMNM, bạn chẳng mất một khoản chi nào, có chăng là mất vài chục USD cho những nhà đóng gói và phân phối phần mềm; hoặc bạn chọn cách download và cài đặt từ những trang web chuyên cung cấp các PMNM.

Phần mềm nguồn mở, vì sao được miễn phí? Các nhà cung cấp được gì khi cho dùng miễn phí?

Chính sự đắt đỏ của phần mềm bản quyền, một hay một nhóm người đã nghiên cứu, tạo ra và phát triển một số phần mềm có khả năng thay thế những phần mềm bản quyền, họ tiếp tục chia sẻ cho nhiều người khác, đưa chương trình lên mạng Internet để nhiều người trên thế giới sử dụng và tiếp tục phát triển để hoàn chỉnh phần mềm. Do vậy PMNM mang tính cộng đồng rất cao và không ai được phép thu phí bản quyền.

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện một PMNM, tất yếu sẽ kéo theo sự ra đời của các thiết bị phần cứng mới nhằm đáp ứng được yêu cầu của phần mềm. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, quá trình sử dụng PMNM có thể phát sinh nhiều nhu cầu khác mà ít người cần dùng đến, khi đó người dùng sẽ phải nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty phần mềm nhằm cung cấp giải pháp và công nghệ. Như vậy, khi cung cấp PMNM cho người dùng cuối, các nhà kinh doanh liên quan sẽ được doanh thu gián tiếp thông qua hình thức cung cấp thiết bị hoặc dịch vụ phát sinh, dịch vụ triển khai. Đây cũng chính là xu hướng kinh doanh mới của các tập đoàn làm phần mềm hiện nay.

Tại sao phần mềm nguồn mở vẫn chưa được nhiều người chọn dùng?

Xem các định nghĩa trong Giấy phép PMNM, nhiều người cho rằng “Hiện tại chúng tôi vẫn đang thực hiện theo hai trong bốn định nghĩa trên: Vẫn thường xuyên chia sẻ đĩa cài đặt hệ điều hành Windows, bộ ứng ụng văn phòng Microsoft Office và rất nhiều phần mềm khác cho bạn bè cài đặt và sử dụng”.Qua ý kiến này, chúng ta có thể nhận thấy sự hiểu biết về PMNM của người dùng máy tính còn rất hạn chế. Rõ ràng việc làm trong ý kiển trên là hoàn toàn sai, vi phạm Luật sở hữu trí tuệ. Nhưng, nếu nhìn nhận sâu vấn đề thì việc làm trên là do thói quen, tập quán của người sử dụng các sản phẩm trí tuệ nói chung và người dùng phần mềm máy tính nói riêng. Bởi một lẽ, từ khi máy tính được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ những năm 90 của thế kỷ trước thì vấn đề bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ không được đề cập ngay; và mãi cho đến khi nhiều người nhận thấy được điều này thì chúng ta vẫn chưa dấy lên một phong trào sử dụng phần mềm có bản quyền. Cộng với nền kinh tế nước ta đang trên đường phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp,…nên rất khó để thay đổi suy nghĩ, thói quen sử dụng của nhiều người.

Trao đổi về vấn đề này, bà Phan Thanh Uyên, Trưởng phòng Tiếp thị Chiến lược HPT thương mại-Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT cho biết: “PMNM đang được tải miễn phí từ mạng Internet nên nhiều người nghĩ rằng không có một đơn vị nào lo về dịch vụ, sự cố khi gặp phải. Khắc phục những điểm ấy, HPT đang nghiên cứu, thực hiện để gần gũi với người dùng. Chúng tôi là đơn vị triển khai, thực hiện tất cả những gì mà PMNM trước đây chưa đáp ứng được, nhằm làm sao để PMNM trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ đi đến với người tiêu dùng. Hiện nay các phần mềm nguồn mở sử dụng ở nước ta rất nhiều, nhưng người tiêu dùng không biết được đó là phần mềm mở hay đóng vì chỉ thấy được phần thể hiện ứng dụng bên ngoài mà không biết được nguồn gốc, nền tảng của phần mềm”.

Hơn nữa, do tâm lý của nhiều người dùng nghĩ rằng PMNM do nhiều người tạo ra nên mức độ an toàn, tính bảo mật không cao nên còn dè chừng, chưa dám sử dụng. Thực ra tất cả những PMNM đều ứng dụng tốt bởi vì nguyên tắc của mã nguồn mở là kế thừa và phát triển, nhưng vẫn phải tuân theo các quy định của nó, cũng như chính vì điều đó mà làm cho sản phẩm PMNM hoàn thiện hơn.

Nguồn: Khoa học phổ thông, số 37(1160)

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.