Sức mạnh bùng nổ của silic
Với sự gia tăng năng lực xử lý của máy tính, người ta không nghi ngờ gì về sức mạnh của silic. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một tiềm năng mới sử dụng vật liệu này, một pháthiện thật sự đáng ngạc nhiên.Trong một nỗ lực phát triển các cảm biến từ có độ nhạy cao, các nhà khoa học ở trường Đại học Califocnia đã phủ các tấm bán dẫn silic với gađolini nitrat. Khi một nhà nghiên cứu cắt chip này bằng daocắt kim cương thì chip bị nổ. Theo Michael Sailor, giáo sư hoá học đồng thời là nhà lãnh đạo dự án nghiên cứu này, phản ứng cực mạnh này, tương đương với sự nổ của khẩu súng trò chơi, hoàn toàn làmột phát hiện ngẫu nhiên.
Dù rằng lâu nay các nhà hoá học đã biết là sử dụng kali nitrat có thể sản xuất được silic nổ, nhưng đây là lần đầu tiên một hợp chất muối thông thường đã tạo được sự nổ như vậy.
Sản xuất "bột thuốc súng" silic
Các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ gađolini nitrat và nhận thấy chất này rất gần gũi với kali nitrat, là chất được dùng làm thuốc súng. Kết hợp chất này với các tinh thể siêu mịn của silic thay vìcacbon trong thuốc súng thông thường, các nhà khoa học đã nhận được một loại vật liệu nổ.
Cần tiến hành thêm các thí nghiệm để đánh giá vụ nổ lớn đến mức nào khi sử dụng loại thuốc nổ silic mới, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nghiên cứu ban đầu tỏ ra rất hứa hẹn. Vật liệu chứa mức nănglượng như của thuốc súng thông thường tính theo cùng một cơ số. Ngoài ra, quy trình bổ sung gađolini vào silic không khó thực hiện và dễ dàng tổ hợp vào các kỹ thuật chế tạo chip máy tính hiện nay.Như vậy, điều này có thể dẫn đến một phạm vi các khả năng và ứng dụng hoàn toàn mới.
Thiết kế chip tự phá huỷ
Khó khăn nhất là chế tạo chip tự phá huỷ. Do vật liệu chế tạo cơ bản như nhau, các loại chip nhạy cảm, ví dụ như các chip dùng trong thiết bị do thám bí mật hoặc trong các hệ thống vũ khí, có thể sẽcó một phần gắn với bột thuốc súng silic. Nếu thiết bị bị lọt vào tay một kẻ không thích hợp, một tín hiệu có thể được gửi đến chip, kích một xung điện cực nhỏ cho thuốc súng và phá huỷ chip. Chưahết, hợp chất đầy sức mạnh này ngoài sức mạnh phá huỷ còn có nhiều ứng dụng khác nữa. Chúng có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho thiết bị do thám cực nhỏ hoặc thiết bị dò tìm hoá chất nguyhại. Ví dụ, nếu cường độ vụ nổ có thể khống chế được, hợp chất có thể được sử dụng để chế tạo các tên lửa cực nhỏ, cung cấp năng lượng cho các máy móc hiển vi. Các nhà khoa học có thể chế tạo bộ cảmbiến rôbot rất nhỏ để phát hiện các vũ khí chiến tranh hoá học được sử dụng ở chiến trường bằng cách sử dụng thuốc súng silic này.
Thậm chí, vật liệu còn có thể được dùng để chế tạo các phổ kế nhỏ cầm tay, là dụng cụ phát hiện hoá chất bằng cách đốt các mẫu chất và phân tích màu trong ngọn lửa. Người ta có thể tạo 20 chiếc lòđốt nhỏ trên một chip và phân tích ngoài thực địa. Nếu cần phân tích nhiều hơn, người ta có thể đặt lên một chip mới khác.
Tuy nhiên, còn cần nhiều năm nữa để có được các tên lửa nhỏ hoặc thậm chí máy tính được thiết kế để có khả năng tự huỷ. Các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm về cường độ nổ khi chế tạo vật liệu.Nghiên cứu còn cần thực hiện để phát triển các công thức vật liệu tốt hơn, nhằm cải tiến khả năng cháy của vật liệu và có thể điều khiển vật liệu cho các mục đích tạo sức đẩy. Và khi giải quyết đượcnhững vấn đề này, rõ ràng là silic sẽ dẫn đến một bước nhảy lớn vào tương lai.
Nguồn: The Explosive power of silicon, Abcnews.com, 3/2002