Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 10/11/2015 17:08 (GMT+7)

Sử dụng phân lân thế nào cho hiệu quả?

1. Các loại đất và môi trường hấp thu lân của cây trồng

Đất Việt Nam phân thành 11 nhóm chính, tỷ lệ diện tích các nhóm đất như sau: Đất cát 1,70%, đất phù sa 10,81%, đất mặn 4,05%, đất phèn 5,92%, đất xám 7,47%, đất thung lũng 1,20%, đất than bùn 0,80%, đất feralit trên đá macma bazơ và trung tính 8,53%, đất feralit khác 47,09%, đất mùn feralit trên núi 11,14%, đất xói mòn trơ sỏi đá 1,29%.

Giá trị pH KCl của một số nhóm đất chính: Đất cát 5,5 - 6,5; đất mặn 5,5 - 6,5; đất phèn 2,5 - 4,5; đất phù sa 4,5 - 6,0; đất glay 4,0 - 5,0; đất xám bạc màu 4,0 - 5,0; đất feralit 4,0 - 4,5.

Phần lớn cây trồng chỉ phát triển tốt trong một giới hạn pH KCl nhất định; pH KCl< 3 và > 8 sẽ rất hạn chế đối với nhiều loại cây trồng; pH KCl = 3 - 4 hạn chế vừa và pH KCl = 4 - 5,5 hạn chế ít.

Nhóm cây rất mẫn cảm với pH cao gồm cải bắp, bông, củ cải đường, mía... phát triển tốt trên đất có pH = 7 - 8.

Nhóm cây mẫn cảm với pH cao gồm có lúa mì, ngô, đậu tương, lạc, hướng dương, dưa chuột, hành... phát triển tốt nhất trên đất có pH = 6 - 7.

Nhóm cây ít mẫn cảm với pH cao là cà chua, cà rốt, lúa, cao lương, sắn, khoai tây, khoai lang, lanh, cà phê, tiêu, cam, quýt, nhãn, dưa hấu... có thể phát triển trong phạm vi pH = 4,5 - 7,5 và thích hợp nhất pH = 5,5 - 6,0.

Nhóm cây mẫn cảm với pH thấp là cây chè, dứa, và nhiều cây phân xanh... phát triển tốt nhất trên đất chua pH = 4,5 - 5,5 và bị ảnh hưởng xấu trên đất trung tính và kiềm.

Rõ ràng đất nào cây nấy, theo sau đó là bón vôi, bón phân để phù hợp với cây, với đất và với thời tiết.

Ngoại trừ nhóm đất feralit (trên đá vôi hoặc đá bazan), đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long có hàm lượng lân tổng số tương đối khá, còn hầu hết các nhóm đất còn lại của Việt Nam đều nghèo lân.

Khoảng pH của đất thuận lợi nhất cho lân được hòa tan và cây dễ hấp thu ở mức 5,2 - 6,5. Khi pH KCl đất dưới 4,5 thì trong đất tạo thành phốt phát sắt, phốt phát nhôm khó hòa tan nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phân lân nên cần thiết phải bón vôi.

Lượng vôi được bón để cải tạo đất tùy theo loại cây trồng và thành phần cơ giới đất nhẹ hay nặng: đất rất chua pH KCl < 3,5 bón 1,0 - 5,0 tấn CaO/ha, đất chua nhiều pH KCl = 3,5 - 4,5 bón 0,7 - 2,0 tấn, đất chua pH KCl = 4,5 - 5,5 bón 0,5 - 1,0 tấn.

Lượng vôi có trong thành phần của supe lân hoặc phân lân nung chảy chỉ có ý nghĩa cung cấp dinh dưỡng canxi cho cây chứ ít có ý nghĩa cải tạo đất chua.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy lân trong đất Việt Nam chủ yếu ở dạng phốt phát sắt 3; dạng này cây lúa nước có thể sử dụng được (do quá trình khử sắt, giải phóng lân), nhưng sẽ khó khăn đối với các cây trồng cạn.

Cây hút lân dễ dàng nhất là dạng hòa tan trong nước; cây hút lân dạng H 2PO 4- ở pH KCl thấp và HPO 42- ở pH KCl cao.

Cây trồng hút lân rất yếu ở giai đoạn cây con nên cần bón lót bằng các loại phân lân dễ hòa tan như supe lân, DAP... để cung cấp cho cây kịp thời.

2. Tính ưu việt và hạn chế của mỗi loại phân lân

Supe lân cung cấp lân, canxi và lưu huỳnh cho cây trồng. Công thức hoá học: Ca(H 2PO 4) 2.H 2O + 2 CaSO 4 + 2H 2O + axít photphoric tự do 2%. Hàm lượng lân 15,0 - 16,5% P 2O dễ tiêu, 11 -12% lưu huỳnh (S) và 22-23% CaO.

Phân supe lân phù hợp cho tất cả các loại đất (chua, trung tính, kiềm, nhiễm mặn), nhưng hiệu quả nhất là trên đất không chua hoặc ít chua (pH = 5,6 - 6,5) với tất cả các loại cây trồng; có thể dùng để bón lót, bón thúc; có thể bón vào đất hoặc hoà nước để tưới.

Do tính chất hòa tan trong nước và được cây hấp thụ nhanh nên Supe lân rất phù hợp với các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, rau cải, cây thuốc, ngô, thuốc lá... và các loại cây cần nhiều lưu huỳnh như cải dầu, su hào, bắp cải, súp lơ, đậu đỗ...

Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axít yếu (axít xitric 2%). Công thức lí thuyết: 4(Ca,Mg)O.P 2O 5+5(Ca, Mg)O.P 2O 5.SiO 2. Phân lân nung chảy có 15 - 16% P 2O 5 dễ tiêu, 15 - 18% MgO, 28 - 34% CaO và 24 - 30% SiO 2.

Phân lân nung chảy thích hợp với đất chua, bị rửa trôi, đất đồi núi, bạc màu, đất phù sa cũ; với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây họ đậu, cây phân xanh...

Không bón phân lân nung chảy trên những vùng đất hơi kiềm, kiềm mặn hoặc đất phù sa mới trung tính.

Phân lân nung chảy có thể được bón trên đất phèn hoặc bị nhiễm phèn, nhưng trên loại đất này bón phốt phát thiên nhiên có lợi hơn về giá cả và đất phèn cũng không thiếu ma giê.

Lân trong phân lân nung chảy chỉ có thể chuyển hoá thành dạng dễ tan trong điều kiện đất chua và đất giàu hữu cơ.

Trong nhiều trường hợp supe lân tỏ ra vượt trội các loại phân lân khác do yếu tố lưu huỳnh (S) có trong phân.

Ngay cả ở đất phèn, đất mặn phân này cũng thể hiện tính ưu việt so với các loại phân lân khác nhờ có thành phần thạch cao (CaSO 4). Ưu điểm của phân lân nung chảy có thể bị che lấp do thiếu lưu huỳnh (S) ngay cả khi bón phân này trên đất suy thoái silic (Si) và magiê (Mg).

Trong quá trình sản xuất, ngành trồng trọt đã hình thành các vùng cây hàng hóa chính và khó có thể thay thế được như các cây lúa, ngô, lạc, chè, cà phê, tiêu, cây ăn quả, rau... vì tính thích nghi và ưu thế so sánh về hiệu quả kinh tế.

Do vậy những loại phân bón đặc thù thích hợp với đất, với cây khó có thể thay thế được.

Cùng với một số loại phân chua sinh lý khác như clorua kali, sunphat kali, sunphat amon... phân supe lân đã được dùng hàng chục năm qua và vẫn phát huy hiệu quả tốt.

Việc sử dụng lâu dài supe lân sẽ làm chua đất hoặc lân nung chảy sẽ tăng pH đất đều chưa có các thí nghiệm dài hạn để minh chứng trên đất vùng nhiệt đới ẩm ở Việt Nam.

Trên thế giới đã có những bài học kinh nghiệm khi sử dụng lâu dài các loại phân lân không chứa lưu huỳnh đã đưa lại sự thiếu lưu huỳnh trầm trọng đối với cây trồng, để sau đó lại bổ sung lưu huỳnh vào phân bón; đây là một việc làm hết sức vô lý và tốn kém.

3. Biện pháp sử dụng các loại phân lân đạt hiệu quả cao

Phân lân loại nào cũng quý và cần có cách sử dụng để đạt hiệu quả cao.

Vấn đề là bón đúng đất, đúng cây và thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, đúng liều lượng, đúng theo thời tiết.

Khi bón phân lân cho cây trồng cần xem xét tình trạng lân trong đất, loại cây trồng, loại phân; bón tập trung, ủ với phân hữu cơ để bón; bón cân đối với N và K 2O.

Căn cứ vào mùa vụ để bón, đối với lúa vụ xuân liều lượng cao hơn vụ mùa; căn cứ vào cơ cấu cây trồng để bón, nếu vụ trước là cây họ đậu, khoai lang... đã bón nhiều lân, thì trong vụ lúa xuân giảm đi một ít lượng cần bón. 

Để phát huy ưu điểm của hai loại lân, ta nên trộn hai loại phân bón này với nhau theo một tỷ lệ thích hợp hoặc SX NPK có chứa cả hai loại lân này.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn cho nông dân sử dụng phân lân có hiệu quả cao nhất dựa trên các kết quả khoa học đã đạt được ở nước ta thuộc các chuyên ngành đất và dinh dưỡng cây trồng, khoa học cây trồng... 

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.