Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây chè
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
Hàng năm, các nước xuất khẩu chè lớn nhất là Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam; các nước nhập khẩu chè lớn nhất là Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập.
Cây chè ưa nóng ẩm. Yêu cầu nhiệt độ của các giống chè rất khác nhau: Chè Shan thích hợp nhất 15-20 độ C (thấp nhất - 50 độ C, cao nhất 32 độ C); các giống chè trung du thích hợp nhất 20-25 độ C (thấp nhất 0 độ C, cao nhất 35 độ C). Khi nhiệt độ 10 -12 độ C cây chè ngừng sinh trưởng. Độ ẩm không khí phải đảm bảo 85 - 90% thì cây chè mới sinh trưởng tốt, khi độ ẩm dưới 70% thì năng suất chè có bị ảnh hưởng.
1. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng
Cây chè được trồng trên nhiều loại đất như đất bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch. Đất trồng chè phải có độ dày tầng canh tác ít nhất là 60cm, giữ ẩm và thoát nước tốt, có phản ứng chua pH 5,0-5,5 là thích hợp nhất. Khi pH > 6 hoặc pH < 4 cây chè phát triển kém, khi pH > 7 cây chè có thể bị chết. Việc bón vôi cải tạo đất chua hoặc sử dụng phân bón cho cây chè cần chú ý duy trì pH trong khoảng 4,5 – 5,5. Cây chè thường được trồng với mật độ khoảng 10.000 hốc/ha.
Trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô lấy đi 80kg N, 23kg P2O5, 48kg K2O, 8kg MgO và 16kg CaO. Lượng hút dinh dưỡng của chè cần tính đến cả lượng dinh dưỡng bị mất theo cành và thân do đốn định kỳ. Như vậy, hàng năm cây chè hút tổng số khoảng 144kg N, 71kg P2O5, 62kg K2O, 24kg MgO và 40kg CaO. Những năm mới trồng, lượng đạm bón trong khoảng 120 – 240kg N/ha và tỷ lệ N: K2O là 1: 0,5; thời kỳ thu hoạch, tỷ lệ N: K2O là 1: 1 với lượng bón 240 - 300kg N và 240 -300kg K2O. Những nương chè cho năng suất cao đã bón tới 350kg N và 350kg K2O.
Việc cung cấp các nguyên tố trung, vi lượng hợp lý làm tăng năng suất chè búp khô, cụ thể như sau: Bón bo (B) tăng 12,6%, kẽm (Zn) tăng 15,8%, magan (Mn) tăng 16,0%, đồng (Cu) tăng 12,8%, magiê (Mg) tăng 16,5%, lưu huỳnh (S) tăng 21,3%, molipden (Mo) tăng 11,6%, canxi (Ca) tăng 10,6%; bón đồng thời magiê (Mg), lưu huỳnh (S), molipden (Mo), đồng (Cu) tăng 25,2%; bón đồng thời bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), canxi (Ca) tăng 19,8%; bón đồng thời molipden (Mo), bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu) tăng 18,4%; bón đồng thời molipden (Mo), bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn) tăng 21,5%; bón đồng thời magiê (Mg), lưu huỳnh (S), molipden (Mo), bo (B), kẽm (Zn), đòng (Cu), mangan (Mn) tăng 25,4%. Bón phân trung vi lượng phối hợp làm tăng hiệu quả sử dụng N, P, K đối với chè (Nguyễn Văn Chiến, 2007).
Trong thành phần của phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài đạm, lân, kali còn bổ sung khá đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, molipđen, bo... Do đó sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao sẽ tăng năng suất và chất lượng chè.
2. Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho chè kinh doanh hái bằng tay
Lượng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5 được tính như sau:
Lượng phân bón tính cho 1ha:
- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 612 – 750kg.
- Bón lần 2 (tháng 5÷6): 612 - 750kg.
- Bón lần 3 (tháng 8÷9): 500 - 667kg.
Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ (360m2):
- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 22 - 27g.
- Bón lần 2 (tháng 5÷6): 22 - 27kg.
- Bón lần 3 (tháng 8÷9): 18 - 24kg.
3. Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho chè kinh doanh hái bằng máy
Trên nương chè hái bằng máy, lượng phân bón được sử dụng so với hái bằng tay cần tăng lên khoảng 35%. Lượng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5 được tính như sau:
Lượng phân bón tính cho 1ha:
- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 826 – 1.013kg.
- Bón lần 2 (tháng 5÷6): 826 – 1.013kg.
- Bón lần 3 (tháng 8÷9): 675 – 900kg.
Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ (360m2):
- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30 - 36kg.
- Bón lần 2 (tháng 5÷6): 30 - 36kg.
- Bón lần 3 (tháng 8÷9): 24 - 32kg.
Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho các nương chè hái bằng tay và hái bằng máy theo đúng quy trình kỹ thuật để mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Tại Việt Nam, cây chè được trồng trên nhiều vùng ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... Chè là cây công nghiệp dài ngày cho sản phẩm thu hái nhiều lần trong năm, trong đó sản phẩm thu hoạch (búp chè) chỉ chiếm 8 - 13% tổng toàn bộ sinh khối của cây chè.