Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 01/09/2005 15:26 (GMT+7)

Sau HIV, đến SFV?

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại một đền thờ khỉ ở Bali, chuyên gia Lisa Jones-Engel thuộc Trung tâm Nghiên cứu loài khỉ, Đại học Washington (Mỹ) đã khảo sát 82 người làm việc ngay tại và xung quanh đền Sangeh phía Bắc Denpasar. Một nông dân bị khỉ macaque cắn xét nghiệm dương tính SFV, trở thành ca nhiễm ở người đầu tiên được biết đến của châu Á. “Đây rõ ràng là một chỉ dấu” - John-Engel nói. “Bản thân SFV không tạo ra các biến chứng ngay lúc này, nhưng nó hé mở bối cảnh và cơ chế của sự lây nhiễm”.

Bà cho biết SFV được tìm thấy ở nhiều loài khỉ - 89,5% trong số 38 con khỉ macaque được xét nghiệm tại Sangeh cho kết quả dương tính - nhưng chưa gây ra bệnh ở động vật. Tuy nhiên, hiện có quá ít nghiên cứu được thực hiện về việc SFV lan rộng như thế nào ở người cũng như tác động lâu dài của loại retrovirus này. Cho đến nay chỉ 40% người được biết có SFV, bao gồm các thợ săn vượn châu Phi và các nhân viên sở thú và phòng thí nghiệm ở Bắc Mỹ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ có nhiều người nhiễm SFV hơn ở châu Á nơi khỉ và người tiếp xúc gần nhau. Tại Bali, khoảng 700.000 du khách tham quan 4 trong tổng số 45 ngôi đền khỉ mỗi năm, và khoảng 35.000 người trong số này bị khỉ cắn.

Theo các nhà nghiên cứu, không nên báo động những người bị khỉ cắn hay cào, đặc biệt là khi không có cách xét nghiệm SFV ở người dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang thắc mắc rằng SFV sẽ phản xạ thế nào khi kết hợp với HIV, bệnh lao hay các bệnh khác ở người. Ngoài ra, hiện cũng chưa rõ SFV có biểu hiện thế nào ở người qua thời gian. SFV có cấu tạo di truyền khác loại virus ở khỉ được cho là đã biến đổi thành HIV, nhưng các nhà nghiên cứu không bảo đảm rằng SFV sẽ không thay đổi và cuối cùng trở nên có hại cho con người. Giới khoa học tin rằng virus gây bệnh AIDS có thể đã lây từ khỉ sang người nhiều chục năm trước khi bắt đầu gây bệnh ở người vào những năm 1980. Chưa có bằng chứng SFV lây từ người sang người.

Nguồnwww.nld.com.vn10/08/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.