Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 23/08/2005 14:50 (GMT+7)

Sâu bệnh hại cây bưởi Diễn

Trong vườn ươm:

- Cây bưởi Diễn được chăm sóc trong vườn ươm khoảng 1-2 năm thì xuất vườn trồng mới. Trong thời gian này, có mấy loài sâu bệnh nguy hại, làm cây bưởi sinh trưởng kém, thậm chí chết từng phần cành, dẫn đến chậm đạt chuẩn xuất vườn, bao gồm: sâu vẽ bùa, rệp muội, bệnh loét, chảy nhựa và một số sâu ăn lá như sâu xanh...

- Sâu vẽ bùa và rệp muội đều xâm nhiễm, gây hại cho lá non. Khi lá non mới nhú, thậm chí chưa kịp xoè, những con trưởng thành tức là bướm của sâu vẽ bùa và rệp muội cái có cánh, bay đến để sinh sản. Sâu non, rệp non chích hút, gặm lá non làm cho lá cong queo, quặn lại, chậm lớn và rụng sớm, cành không sinh trưởng, cây bị suy yếu, còi cọc. Cuối xuân đầu hè, khi thời tiết ấm dần, bắt đầu có mưa, cây bưởi ra lộc non nhiều, đây là thời kỳ rệp muội, sâu vẽ bùa phát sinh phát triển mạnh.

- Ngoài việc dọn vệ sinh và chăm sóc vườn ươm, việc phun thuốc cần thực hiện ngay khi các dợt non mới nhú, để chống bướm sâu vẽ bùa đẻ trứng và rệp đẻ rệp non. Thuốc có thể dùng là Supracid, Ofatox... pha 0,1% (chú ý hướng dẫn trên bao bì).

- Bệnh loét hại lá, cành của cây bưởi trong vườn ươm. Bưởi nói chung là cây rất dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh loét.

Bệnh loét bắt đầu phát sinh từ mùa hè, có mưa rào. Vi khuẩn bệnh loét ưa nhiệt độ bình quân 25-28 0C và độ ẩm không khí cao từ 85% trở lên. Bệnh tấn công hầu hết các bộ phận trên mặt đất của cây bưởi và phát triển gây hại suốt mùa hè, mùa thu. Vụ đông xuân do khô hanh và lạnh, nên bệnh loét ngừng hoặc phát triển chậm, để các vết bệnh sần sùi trên cành lá. Trong các vết bệnh như vậy, vi khuẩn vẫn sống và giữ được khả năng gây bệnh trong nhiều tháng. Đây chính là nguồn bệnh lưu tồn từ năm trước sang năm sau trong tự nhiên. Tác hại của bệnh loét trong vườn ươm cũng làm cho cành lá kém sinh trưởng, thậm chí chết khô, cây đạt chuẩn xuất vườn thấp.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh loét chủ yếu là vệ sinh vườn ươm, diệt huỷ nguồn bệnh tức là những cành lá, cây bệnh. Cần chôn sâu hoặc đốt, tuyệt đối không để thành đống ở vườn ươm. Công việc vệ sinh cần tiến hành hai lần vào đầu và cuối mùa khô. Phun thuốc Boocđô 1% sau khi làm vệ sinh. Đầu mùa hè phun phòng bằng một trong các thuốc Ridomil, Score... theo hướng dẫn trên bao bì.

- Ngoài ra bưởi Diễn trong vườn ươm còn bị bệnh chảy nhựa do nấm gây ra. Nấm này có thể gây chết khô cả cây nếu xâm nhiễm vào phần cổ rễ; thường nấm gây khô cành, gây khó khăn cho việc nuôi cành tạo tán cho cây con trước khi xuất vườn trồng mới. Về bệnh chảy nhựa xin xem mô tả kỹ ở phần sau về bệnh trong vườn bưởi Diễn cho thu quả.

Chú ý: Tuyệt đối không trồng bưởi mọc hoang làm hàng rào xung quanh vườn ươm cũng như vườn cho thu quả, vì đây chính là nguồn sâu bệnh nguy hiểm.

Trong vườn thu hoạch quả

Cây bưởi Diễn, sau khi được trồng cố định để lấy quả, sẽ trải qua hai giai đoạn: giai đoạnh kiến thiết cơ bản, kéo dài 2-3 năm, chưa ra quả; cây được chăm sóc để tạo bộ khung tán lâu dài và tiếp theo, kể từ khi cây ra quả, gọi là giai đoạn kinh doanh kéo dài cho đến khi vườn bưởi suy tàn, khoảng 20-30 năm.

Ngoài những sâu bệnh như đã trình bày ở phần vườn ươm, cây bưởi Diễn ở vườn trồng cố định, bị nhiều sâu bệnh gây hại nghiêm trọng hơn.

- Ở trên tán lá, cả lộc non và lá bánh tẻ, có các loài như sâu nhớt, rầy chổng cánh, sâu xanh, nhện đỏ, nhện trắng... Các loài này làm lá rụng non hoặc giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng xấu đến bộ khung tán và sức nuôi quả. Riêng nhện đỏ, nhện trắng còn làm giảm chất lượng của quả. Các loài này phát sinh từ cuối xuân đầu hè và phát triển tới cuối năm.

Đặc biệt cần chú ý loài rầy chổng cánh, ngoài tác hại trực tiếp đối với cành lá non, nó còn là môi giới truyền bệnh vàng lá greening, một bệnh rất nguy hiểm, gây huỷ diệt cho các loài cam, quýt, bưởi, chanh.

Thành phần bệnh hại trên tán lá, ngoài bệnh loét còn có bệnh đốm lá, bệnh vàng lá greening và bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng chỉ phát sinh gây hại trên lộc non vụ xuân từ mùa hè trở đi, bệnh này không phát triển được do nhiệt độ cao và hàng ngày có số giờ nắng cao.

Bộ khung tán cây, gồm gốc thân cành, của bưởi Diễn thường bị sâu đục thân, sâu đục gốc. Đây là những loài sâu có khả năng làm cây suy tàn và chết hoàn toàn. Ngoài ra bưởi còn bị sâu đục cành, song mức độ không nghiêm trọng như đối với cây cam. Các loài rệp sáp, rệp có vỏ...cũng gặp rất nhiều trên cành, lá quả bưởi. Thành phần các loài rệp sáp rất phong phú. Đặc điểm chung của rệp sáp là trên mình được phủ hoặc bằng lớp bông sáp không thấm nước hoặc bằng vỏ cây không thấm nước. Đây là lớp bảo vệ cho thân rệp. Các loài rệp sáp phát sinh từ mùa hè và phát triển tới vụ đông. Rệp sáp cũng bài tiết ra chất dịch phù hợp cho nấm muội phát triển gây trở ngại cho sự quang hợp của cây. Những bệnh hại thân cành bưởi Diễn gồm bệnh nấm hồng, bệnh khô cành, bệnh chảy nhựa có tác hại lớn nhất, vì nó gây hại từ cành 1 tuổi tới cành to, thân gốc cây và có thể làm chết cả cây bưởi.

-Đối với quả bưởi, sâu bệnh đáng quan tâm là bọ xít xanh vai nhọn, nhện đỏ, nhện trắng và ruồi vàng. Các loại này, trừ ruồi vàng, đều gây tác hại ngay từ khi quả còn nhỏ, làm rụng quả non. Khi quả gần chín thì ruồi vàng đẻ dòi vào quả và cũng gây rụng quả.

Một số biện pháp để bảo vệ bưởi Diễn

- Nhân giống bằng cách ghép mắt để thay cho cách chiết, chú ý chọn cây làm gốc ghép phải có bộ rễ khoẻ, chịu được úng hạn, chống được bệnh chảy nhựa như cây bưởi dại, chua.

- Vệ sinh thường xuyên vườn bưởi để loại các nguồn bệnh như bệnh loét, bệnh chảy nhựa...tuyệt đối không trồng bưởi dại làm hàng rào xung quanh vườn bưởi Diễn.

- Trồng mới bằng cây con sạch sâu bệnh, nhất là sạch bệnh, vàng lá greening.

- Chú trọng việc dùng cách thủ công để thu gom sâu bệnh, cắt tỉa các cành sâu bệnh và nhất thiết phải đốt ngay.

- Sử dụng các thuốc như Supracid, Actara, Pegasus, Ridomil. Score...theo đúng cách hướng dẫn trên bao bì.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 35 (1753), ngày 2/5/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.