Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/06/2005 15:01 (GMT+7)

Sắp có bản tin dự báo chất lượng không khí

“Từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ biết đến các con số thống kê kết quả ô nhiễm. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một công trình dự báo mức độ và sự lan truyền ô nhiễm trong không khí” - tiến sĩ Dương Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Khí hậu thuộc Viện Khí tượng - Thủy văn, Bộ Tài nguyên & Môi trường - cho biết. Ông là chủ nhiệm đề tài mang tên “Nghiên cứu thử nghiệm dự báo hạn ngắn chất lượng không khí vùng Đồng bằng Bắc Bộ”.

Đầu tiên phải kể đến năm yếu tố được dự báo là bụi, ozone (O 3), NO x, CO, SO 2. Được đánh giá quan trọng hàng đầu là các chỉ số dự báo nồng độ bụi và SO 2nếu biết nồng độ bụi trung bình ở hầu hết các đô thị lớn của Việt Nam lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần; nồng độ khí SO 2xung quanh một số nhà máy xí nghiệp vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2,7 lần.

Công việc quan trọng hàng đầu khi tiến hành dự báo chất lượng không khí là thu thập số liệu nguồn phát thải như khu công nghiệp, giao thông vận tải, công trình xây dựng... Dựa trên số liệu này, các nhà khoa học tính toán các thông số về sản lượng/ngày, nhiên liệu sử dụng, công nghệ, sản phẩm, độ cao, kích thước ống khói... (đối với khu công nghiệp), lưu lượng xe trong một ngày, một giờ tại các nút giao thông trọng điểm (đối với giao thông)... Trên cơ sở đó sẽ tính ra nồng độ của 5 chất trên. Đây là một công việc phức tạp với khối lượng thông tin thu thập đồ sộ, phải luôn luôn cập nhật kịp thời dù chỉ với một thay đổi nhỏ.

Chẳng hạn, một nhà máy vừa chuyển từ làm ca sang không làm ca, số lượng xe máy trên địa bàn Hà Nội tuần này tăng bao nhiêu so với tuần trước cũng dẫn đến những thay đổi về nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí.

Điều thú vị là song song với dự báo về chất lượng không khí, các nhà khoa học còn đưa ra dự báo thời tiết, cụ thể là dự báo trường nhiệt độ, trường gió, trường mưa, trường độ ẩm... của khu vực được thông báo về chất lượng không khí.

Tùy vào điều kiện thời tiết khác nhau, chất gây ô nhiễm khi bay lên không khí có thể gây ra các phản ứng hóa học và sinh ra các chất độc hại khác nhau. Những chất này theo gió được phát tán đi nhiều nơi và chất lượng không khí theo đó cũng thay đổi. Chính vì vậy, dự báo thời tiết chính xác mới dự báo tốt ô nhiễm không khí.

Thời gian gần đây, TP HCM đi tiên phong trong việc lắp đặt bản tin điện tử đặt tại công viên Tuổi trẻ và công bố chất lượng không khí. Nhưng bản tin này chỉ nêu hiện trạng không khí thời điểm hiện tại, ở một vị trí nhất định, chứ không đưa ra dự báo trên phạm vi rộng lớn.

Hà Nội hiện cũng có 5 trạm đo chất lượng không khí tự động nhưng các kết quả đo đạc phần lớn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, đồng thời cũng chỉ nêu được chất lượng không khí trong một bán kính hạn hẹp 100 - 200 m, xung quanh khu vực đặt trạm.

Hơn nữa, 5 trạm này là tài sản của 5 cơ quan khác nhau, được mua của những hãng khác nhau, tại những thời điểm khác nhau, nên thiếu sự đồng bộ. “Mỗi cái chạy một phách. Có cái thậm chí hỏng từ lâu, dù giá nhập không rẻ chút nào, trên 1 tỷ đồng/trạm” - một nhà môi trường nói.

Với hệ thống dự báo ô nhiễm không khí mới, từ nay đến cuối năm 2005, bước đầu công việc dự báo được tiến hành tại các thành phố lớn thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong thời hạn 1-3 ngày. Các nhà khoa học tại Viện Khí tượng - Thủy văn dự kiến nếu kết quả dự báo tốt, sẽ mở rộng ra toàn quốc với thời hạn dài hơn, từ 7 đến 10 ngày.

Đầu năm 2006, bản tin chất lượng không khí tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình... vào những thời điểm nhất định, đặc biệt là vào giờ cao điểm, sẽ được cập nhật hằng ngày trên trang web của viện.

Nguồn: vnexpress.net 23/6/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.