Sản xuất thành công phân bón vi lượng đất hiếm
Các sản phẩm của phân bón vi lượng đất hiếmTiến sĩ Nguyễn Bá Tiến - Giám đốc Trung tâm Công nghệ tinh chế (Viện Công nghệ xạ - hiếm), chủ trì đề tài cho biết: bằng việc sử dụng tổng oxit đất hiếm (là sản phẩm của quá trình xử lý quặng đấthiếm Đông Pao) cùng các hóa chất cơ bản như HCl, HNO3, NH4OH... kết hợp với các chất phụ gia khác (keo da trâu, Ben-tonit), Viện Công nghệ xạ-hiếm đã sản xuất ra hai sản phẩm chính: phân bón lá (ĐH1, ĐH2) và phân bón đất (PBĐ1). Cả hai dạng phân bón trên đều có tác dụng rất lớn tới cây trồng như: tăng khả năng quang hợp, nâng cao năng suất, tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh, ít độc hạikhi sử dụng, lượng dùng nhỏ, giá trị kinh tế lớn.
Phân bón lá được chế tạo thành dung dịch nước không kết tủa, hàm lượng đất hiếm xấp xỉ 20%. Trong khi đó, phân bón đất được hòa trộn với phân tổng hợp NPK tạo thành bột tơi, không vón cục, hàm lượngđất hiếm 2-3%, độ ẩm 7%.
Phương pháp bón phân khá đơn giản, đối với phân bón lá thời điểm phun thích hợp nhất vào khoảng tháng 4 và tháng 8 lượng dùng 1,5-2,0 lít/ha, nồng độ pha 250ppm (25 ml pha với 10 lít nước). Phun vàobuổi sáng hoặc chiều mát, không phun khi trời mưa. Còn phân bón đất, tiến hành bón vào thời kỳ xới đất, bón thúc giữa kỳ (tháng 4), lượng bón 250- 270kg/ha, nồng độ 0,01% (0,1 gam bột trộn với 1 kgphân NPK). Chú ý không nên bón phân với số lượng lớn, bởi nếu lạm dụng quá mức sẽ làm giảm năng suất cây trồng.
Có thể ứng dụng đại trà
Theo khảo sát, nước ta hiện có trữ lượng đất hiếm rất lớn nằm ở dạng khoáng basnazit và một số khoáng khác. Những nơi có nhiều đất hiếm nhất tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái;Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh... với diện tích lên tới hàng nghìn ha.
Từ năm 1998, Viện Công nghệ xạ - hiếm đã bắt đầu ứng dụng việc dùng phân bón trong việc thâm canh cho nhiều loại cây trồng khác nhau: bắp cải, ngô, đậu tương, lúa... Kết quả, năng suất của những loạicây trồng này đều tăng rất mạnh, bắp cải tăng 11,2%, lúa tăng 9- 16%, đậu tương tăng 5-7,5%, ngô tăng 4-15 % .
Song theo đánh giá, hiệu quả từ việc dùng phân bón vi lượng đất hiếm cao hơn cả là cây chè. Tại hai địa điểm ứng dụng là Công ty chè Sông Lô (Tuyên Quang) và Nông trường chè Cửu Long (Hòa Bình), cáckết quả thu được đều cho thấy phân bón vi lượng đất hiếm đã thúc đẩy mạnh mẽ tới quá trình sinh trưởng, phát triển của chè, năng suất, chất lượng tăng lên rõ rệt, từ 20- 39%.
Ông Trần Viết Hổn - Giám đốc Công ty chè Sông Lô nhận xét: "Sau khi bón phân đối chứng với các diện tích không bón phân, chúng tôi nhận thấy tán chè phát triển rất dày dặn, xanh, búp mập hơn, rễ phântán mạnh, năng suất tăng tới trên 30%, đặc biệt chất lượng chè đã có sự thay đổi tích cực: không mất mùi, tỷ lệ chè khô trong chế biến cao, độ đắng giảm, chè có thêm nhiều vị thơm".
Tiến sĩ Nguyễn Bá Tiến khẳng định: "Với những thành công bước đầu mà phân bón vi lượng đất hiếm mang lại, trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất để có thể ứngdụng cho nhiều loại cây trồng khác".
Nguồn: Lê Hân (Báo Nông thôn ngày nay), www.nhandan.org.vn ngày 23/12/2003