Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/08/2014 16:25 (GMT+7)

Sách

  Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) trong cuốn Phủ Biên tạp lục viết về phủ Quảng Nghĩa, xã An Vinh thuộc huyện Bình Sơn đã nói rất kĩ về Bãi cát vàng mà ngày nay chúng ta biết rằng đấy là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc ta:“...Ngoài biển về phía Đông Bắc, có nhiều cù lao, có đến hơn 130 hòn, cách nhau qua biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có hồ nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn. Trên đảo có vô số tổ yến, các giống chim có hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh, trên bãi cát vật lạ rất nhiều. Ốc hoa thì có ốc tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc dục không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được... Lại có ốc xà cừ, ốc hương...”.Trong Đại Nam thực lục tiền biên, soạn năm 1754 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát còn nói rõ hơn về Hoàng Sa và Trường Sa như sau: Ở đấy có hơn 300 bãi cát, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục là Vạn lí Trường Sa, trên đảo có giếng nước ngọt.” Sử sách của chúa Nguyễn cũng nói rõ: “Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh xung vào, hằng năm đến tháng 3 đi thuyền ra biển độ 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, tìm được hóa vật đến tháng 8 thì đem về nộp. Lại còn đội Bắc Hải... đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn để tìm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”... Ngày nay, trong các làng trại ở ngoài đảo Lý Sơn những người cao niên vẫn còn kể nhiều câu chuyện của cha ông họ khi xưa theo lệnh của các vua triều Nguyễn xung vào đội Hoàng Sa ra biển tuần du và kiếm báu vật... Ngày 20/2 âm lịch hàng năm, làng tổ chức lễ Kỳ Yên, đồng thời Khao lề thế lính Hoàng Sa, Trường Sa….Đặc biệt, trong cuốn sáchtác giả Hiệp Đức viết về sự kiện TS. Mai Hồng(Viện Hán Nôm) 25/7/2012 công bố tấm bản đồ cổ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tấm bản đồ trở thành tâm điểm chú ý của người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Theo TS Mai Hồng, "với tôi phải chăng hồn thiêng sông núi cho mình may mắn được gìn giữ nó. Điều này giống như một cơ duyên vậy”. Tấm bản đồ này do NXBThượng Hải (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 đã xác định rõ: Từ năm 1904, trong nhận thức của người Trung Quốc, cực Nam đất nước của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Điều ấy cũng có nghĩa khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc…

Ngoài khối lượng bản đồ, atlas, tư liệu, thư tịch hết sức phong phú (được chụp in minh họa theo hệ thống) nói trên, trong sách còn có những bài khảo cứu sâu sắc về văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời ở Lý Sơn (đảo tiền đồn canh giữ Hoàng Sa, Trường Sa) và những thông điệp về xây dựng, bảo vệ cuộc sống kinh tế, văn hóa, giáo dục đang diễn ra sinh động trên biển đảo quê hương hôm nay.Với giá trị to lớn và ý nghĩa sâu sắc của cuốn sách, GS. Vũ Khiêu đã viết: “ Cuốn sách này đã thêm một lần nữa ghi lại những khúc tráng ca về đội hùng binh giữ đảo từ đời này qua đời khác, về cuộc sống sinh động của những con người nơi đầu ngọn sóng hôm nay. Họ là những con người đang viết tiếp bài ca giữ nước của ông cha ta để  Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Sách  Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt Việt Nam góp phần mang đến cho bạn đọc hiểu biết rõ về nguồn cội, biển, đảo của đất nước và nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm của dân tộc trong giữ gìn, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. 

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới