Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/04/2009 15:52 (GMT+7)

Rối loạn dạng cơ thể

Nhìn chung, các rối loạn dạng cơ thể có thể gặp ở các tình huống sau đây:

- Bệnh nhân thường khó chịu bởi các triệu chứng có thể mặc dù yếu tố tổn thương thực thể không được tìm thấy.

- Người bệnh tin rằng các triệu chứng của mình là do bị tổn thương thực sự;

- Các triệu chứng cơ thể thường liên quan đến các sang chấn tâm lý hoặc xã hội mà bệnh nhân không nhận ra;

- Các bệnh lý trầm cảm và lo âu thường xuất hiện đi kèm.

Rối loạn dạng cơ thể bao gồm: rối loạn cơ thể hoá, rối loạn nghi bệnh, rối loạn chuyển dạng, rối loạn đau và rối loạn sợ biến dạng cơ thể.

Rối loạn cơ thể hoá:bệnh nhân thường trình bày các tiệu chứng có thể nhưng lại không tìm thấy các yếu tố tổn thương thực thể. Các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, nôn, khó nuốt, đau ở chi và rối loạn kinh nguyệt. Người bệnh thường than là lúc nào mình cũng có bệnh. Họ mô tả bệnh sử rất mơ hồ, kịch tính, thích thổi phồng các sự kiện. Bệnh nhân thường tỏ ra thiếu độc lập, thích lôi kéo sự chú ý của người khác.

Rối loại nghi bệnh:khác với rối loạn cơ thể hoá mà bệnh nhân than phiền về các triệu chứng cơ thể, ở đây bệnh nhân đinh ninh mình đang mắc một bệnh nào đó. Họ đi khám rất nhiều bác sĩ, làm nhiều xét nghiệm và mặc dù các kết quả xét nghiệm bình thường, được các bác sĩ giải thích là không có bệnh thực thể nhưng người bệnh vẫn không được thuyết phục. Bệnh nhân lúc này lại sợ mắc bệnh khác. Trên lâm sàng có thể gặp các dạng rối loạn nghi bệnh thoáng qua, thường sau khi sang chấn tâm lý nặng như cái chết của người thân hoặc người thân đang mắc các bệnh hiểm nghèo.

Rối loạn chuyển dạng: với các biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng cảm giác, triệu chứng vận động hoặc triệu chứng co giật.

- Trong nhóm triệu chứng cảm giác, bệnh nhân thường mất cảm giác hoặc bị dị cảm. Ở đây tổn thương không phù hợp với định khu giải phẫu. Mất cảm giác thường kiểu găng tay hoặc bít tất. Điếc và mù cũng hay gặp nhưng ở bệnh nhân điếc phản xạ co đồng tử với kích thích tiếng đồng vẫn còn nguyên và bệnh nhân mù nhưng không bị vấp ngã khi đi chuyển.

- Trong nhóm triệu chứng vận động, bệnh nhân có các dáng đi bất thường, loạng choạng nhưng hiếm khi bị té ngã. Run cũng hay gặp và đặc biệt run gia tăng khi tập trung chú ý.

- Các triệu chứng co giật thường là lộn xộn, hiếm khi cắn phải lưỡi hoặc có các rối loạn cơ vòng đi kèm.

Rối loạn đau:rất đa dạng thường là đau lưng, đau đầu, đau mặt. Yếu tố tâm lý được xem là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau. Đặc biệt đau không thay đổi cường độ và không đáp ứng với các thuốc giảm đau.

Rối loạn sợ biến dạng cơ thể: là sự bận tâm về các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc do một khuyết điểm nhỏ. Các vùng được chú ý nhiều là vùng mặt. Bệnh nhân thường soi gương nhiều hoặc ngược lại tránh đi lại các nơi có các vật phản chiếu hình ảnh của mình. Có trường hợp bệnh nhân đòi hỏi phải giải phẫu thẩm mỹ.

Điều trị

Chủ yếu là tâm lý trị liệu. Việc giúp bệnh nhân nhận thức được bản chất của triệu chứng, bộc lộ các vấn đề cảm xúc bằng lời nói, có thái độ đồng cảm với người bệnh là điều quan trọng trong quá trình hỏi bệnh. Giúp bệnh nhân nhận ra được các nguồn lực, vạch được kế hoạch để đương đầu với các khó khăn, có lối sống tích cực, lành mạnh là điều cần thiết. Các liệu pháp tâm lý trị liệu thường áp dụng như liệu pháp nhận thức hành vi, trị liệu hệ thống hoặc thư giãn.

Thuốc men tỏ ra hữu hiệu trong việc kiểm soát các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu đi kèm.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).
84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.