Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/12/2015 20:53 (GMT+7)

Rau quả tạo màu cho món ăn

1. Lá diễn

Cây lá diễn có nhiều ở vùng phía Bắc nước ta. Lá diễn cho chất màu để nhuộm thực phẩm như xôi nếp.

Trong y học cổ truyền, cây lá diễn được dùng chữa ho, ho nhiều đờm, ho ra máu, nôn ra máu, vết thương sưng tím bầm. Ngày dùng 30 – 60g cây tươi hoặc 15 – 30g cây khô, sắc nước uống. Dùng ngoài với liều thích hợp, vò nát đắp tại chỗ.

2. Lá dong

 Lá dong được trồng ở khắp nơi, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng. Bánh được gói lá dong, sau khi luộc có màu xanh lá cây nhạt và có một mùi thơm đặc biệt rất dễ chịu.

Trong y học cổ truyền, lá dong non được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn. Liều dùng: 100 – 200g lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp.

3. Gấc

Quả gấc khi chín có màu đỏ đẹp. Khi nấu xôi gấc, bổ quả gấc lấy hạt với cả màng màu đỏ trộn đều với gạo nếp. Khi đồ chín, xôi gấc có màu đỏ đẹp.

Bộ phận dùng làm thuốc là dầu gấc được ép từ màng hạt, hạt đã bóc bỏ áo hạt và rễ thu hái vào mùa đông. Dầu gấc có hàm lượng beta-caroten (tiền vitamin A) rất cao. Dầu gấc được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A như là trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài, bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành. Dầu gấc dùng kèm với một số thuốc kháng khuẩn đặc hiệu chữa bệnh trứng cá nang có nhân. Dầu gấc nhuận tràng dùng thích hợp cho người táo bón. Hạt gấc được dùng theo kinh nghiệm nhân dân chữa mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, lòi dom, chủ yếu dùng ngoài. Rễ gấc chữa tê thấp, sưng chân, phù với liều 4g mỗi ngày.

4. Điều nhuộm

Điều nhuộm được trồng ở một số nước châu Á và ở Việt Nam chủ yếu để lấy chất màu đỏ trong quả làm chất màu nhuộm thực phẩm, xôi, bánh kẹo. Hạt điều nhuộm chứa thành phần chính là carotenoid.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá điều nhuộm (20 – 30g) để tươi hoặc sao khô, sắc nước uống chữa cảm, sốt nóng, sốt rét, kiết lỵ, rắn cắn; kết hợp với việc dùng nước tắm nấu từ lá. Cơm quả điều nhuộm được dùng chữa kiết lỵ, táo bón.

5. Nghệ

Thành phần chính trong thân rễ nghệ là curcumin. Người ta dùng thân rễ nghệ giã nhỏ hoặc curcumin để nhuộm vàng thực phẩm.

Trong y học cổ truyền, thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra… Ngày dùng 2 – 6g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.

Dùng ngoài, nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước để bôi chữa vết thương lâu lên da, ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn nhọt mới khỏi để đỡ sẹo. Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.