Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/01/2006 14:42 (GMT+7)

Quan trọng là phát huy được chức năng tư vấn, phản biện

- Được biết, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã đứng ra tổ chức lấy ý kiến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam về Dự thảo lần thứ 8 Luật về hội. Vậy ý kiến về Dự thảo Luật qua các hội thảo trên thế nào, thưa ông?

Ông Lê Xuân Thảo:Đa số ý kiến đều cho rằng, rất cần thiết phải ban hành một đạo luật về hội để bảo đảm quyền tự do, công bằng, dân chủ của người dân, đồng thời chống lại các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ để thực hiện những hoạt động trái pháp luật thông qua các hội. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến đánh giá rằng, Dự thảo lần thứ 8 Luật về hội chưa đề cập đối tượng điều chỉnh là hàng chục ngàn hội không chính thức đang tồn tại và hoạt động trên thực tế như Hội đồng hương, Hội đồng ngũ, Hội cựu học sinh, sinh viên của các trường... Đây là một thiếu sót lớn, bởi nếu không đưa họ vào đối tượng của Luật thì rất khó quản lý và bản thân các hội trên cũng mong muốn được Nhà nước thừa nhận với thủ tục đăng ký bớt phiền hà, phức tạp. Đồng thời qua đó, chính quyền có thể tạo điều kiện để các hội này hoạt động.

- Đánh giá chung về Dự thảo Luật về hội lần thứ 8 như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Xuân Thảo:Nhiều người dự hội thảo đều có cảm nhận rằng, Dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến lần này rất giống với Nghị định 88 về hội đã từng bị phê phán là “bó” các hội lại. Bên cạnh đó, dự luật nhưng lại quy định chi tiết như một thông tư hướng dẫn thiếu tính pháp điển, nên có nhiều quy định vừa thiếu lại vừa thừa.

- Cụ thể, là thiếu quy định gì, thưa ông?

Ông Lê Xuân Thảo:Thiếu ở đây là chưa rõ và chưa đầy đủ các điều cấm hay các điều mà hội không được làm. Theo tôi, Dự thảo Luật cần quy định rõ là nghiêm cấm các hội lợi dụng quyền lập hội để hoạt động trái pháp luật; gây phương hại đến lợi ích cá nhân và cộng đồng khối đại đoàn kết dân tộc; gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia; xâm phạm đạo đức xã hội, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; gây hại cho tài nguyên và môi trường... Có như vậy, thì khi xảy ra vụ việc, mới có căn cứ để xử lý hành chính hoặc đưa ra toà, đồng thời răn đe những ai lợi dụng hội làm những điều bất chính.

- Còn nội dung nào được xem là thừa, thưa ông?

Ông Lê Xuân Thảo:Về quản lý nhà nước, Dự thảo nêu tới 6 việc Nhà nước quản lý về hội. Theo tôi, như vậy là quá nhiều. Tôi cho rằng, Nhà nước chỉ cần làm 3 việc là định ra cơ chế chính sách về hội và hoạt động của hội; tổ chức việc đăng ký thành lập hội cho nhân dân; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về hội, xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về hội. Còn các việc khác để các hội tự thực hiện. Nhiều người cho rằng, Dự thảo lần này “thụt lùi” so với các bản dự thảo trước đó. Như vậy, Ban soạn thảo Dự án Luật đã không tiếp thu những ý kiến đóng góp. Mong rằng, Dự thảo lần thứ 9 sẽ có những sửa đổi đáng kể trên quan điểm thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân.

- Một trong những quy định của Dự thảo Luật bị phản bác nhiều nhất là việc giao các hội cho các bộ trong cùng lĩnh vực quản lý. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Ông Lê Xuân Thảo:Tôi cho rằng, chỉ nên để Bộ Nội vụ quản lý là đủ. Một số người cho rằng, nếu giao cả cho Bộ Nội vụ thì không quản lý nổi, nhưng tôi nghĩ nếu củng cố, tăng cường Vụ Phi chính phủ và có thể nâng cấp lên thành Tổng cục thì có thể làm được. Không nên vin vào cớ “không quản lý được” mà “đẩy” các hội cho các bộ quản lý, bởi các tổ chức phi chính phủ không thể nằm trong các bộ của Chính phủ được. Hơn nữa, ngay các bộ được giao quản lý các hội cũng không muốn nhận và ngược lại các hội cũng không sẵn sàng. Lý do chính là nếu các hội thuộc bộ quản lý thì chức năng tư vấn phản biện sẽ bị triệt tiêu.

Nguồn: Đầu tư 13/1/2006

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng 2025: Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái năng lượng an toàn, hội nhập
Ngày 28/7, Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng thường niên 2025 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng: Tầm nhìn và Hành động” đã diễn ra tại Hà Nội do Hội Dầu khí Việt Nam (Hội DKVN) phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức. Diễn đàn là một trong những sự kiện quan trọng Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đoàn công tác VUSTA tham dự Cuộc họp lần thứ 33 Đại hội đồng FEIAP tại Thái Lan
Từ ngày 23-25/7/2025, đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký làm Trưởng đoàn đã tham dự Cuộc họp lần thứ 33 Đại hội đồng Liên đoàn các tổ chức Kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương (FEIAP) tại Bangkok, Thái Lan. Tham gia đoàn công tác có đại diện Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Văn phòng VUSTA.
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.